Danh mục

Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 784.46 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở trình bày các nội dung chính sau: Bạo lực gia đình và sự cần thiết của giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực gia đình cho trẻ em; Ưu thế của môn Giáo dục công dân cấp Trung học cơ sở trong việc phòng chống bạo lực gia đình; Hình thức và phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực gia đình cho học sinh cấp trung học cơ sở qua dạy học môn Giáo dục công dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sởHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0073Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 84-92This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Xiêm* và Bùi Minh Tuyên Khoa Sư phạm, Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Bạo lực gia đình đang là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Theo Unicef Việt Nam, hiện có 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 là nạn nhân của bạo lực gia đình [1]. Vì vậy, việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng cần thiết để phòng chống bạo lực gia đình là điều cần thiết. Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Giáo dục công dân là một môn học trực tiếp trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết giúp học sinh ứng phó những hành vi bạo lực này. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, bài viết tổng hợp khái niệm bạo lực gia đình và tính tất tất yếu của việc giáo dục phòng chống bạo lực gia đình; ưu thế của môn Giáo dục công dân trong việc giáo dục phòng chống bạo lực gia đình nhằm mục đích tìm ra hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung môn học để trang bị cho học sinh những năng lực cần thiết phòng chống bạo lực gia đình. Từ khóa: bạo lực gia đình, giáo dục công dân, phòng chống bạo lực gia đình, kĩ năng sống.1. Mở đầu Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình, mỗi thành viên sống yêu thương, bìnhđẳng và không có bạo lực là cội nguồn của xã hội phát triển bền vững. Tuy vậy, trên thực tế,tình trạng bạo lực đối với trẻ em đang diễn ra phổ biến trong nhiều gia đình ở Việt Nam. Vì vậy,việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng phòng chống bạo lực, trong đó có bạo lực gia đình trở nêncấp thiết. Trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Giáo dục công dân là môn học giữ vaitrò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người côngdân. Với bốn mạch chủ đạo bao gồm, giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế, giáo dục kĩ năngsống và giáo dục đạo đức, môn Giáo dục công dân giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp vớichuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật; biết bảo vệ bản thân trước những tình huốngnguy hiểm và mọi hành vi bạo lực. Trong Giáo dục công dân 8, chương trình có một chủ đề trựctiếp về giáo dục phòng chống bạo lực gia đình [2]. Ngoài ra, môn Giáo dục công dân còn rấtnhiều những chủ đề khác góp phần trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về đạo đức, kĩnăng sống, kinh tế, pháp luật; đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tựđiều chỉnh và nhắc nhở mọi người điều chỉnh thái độ, hành vi theo chuẩn mực; biết cách thiếtlập, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người xung quanh; bảo vệ bản thân trước mọi hànhvi bạo lực và những tình huống nguy hiểm khác. Vấn đề đặt ra là, giáo viên triển khai các nộidung dạy học đó bằng hình thức và phương pháp dạy học nào để giảm thiểu những hệ quả tiêucực do bạo lực gia đình gây ra.Ngày nhận bài: 1/7/2022. Ngày sửa bài: 22/7/2022. Ngày nhận đăng: 19/8/2022.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Xiêm. Địa chỉ e-mail: ntxiem@daihocthudo.edu.vn84 Giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bạo lực gia đình và sự cần thiết của giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực giađình cho trẻ em2.1.1. Bạo lực gia đình Bạo lực được hiểu là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ. Thuật ngữ này dễlàm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi nhưmột phương thức hành xử trong các quan hệ gia đình và xã hội. Trong gia đình, bạo lực có thểxảy ra đối với bất kì ai có địa vị thấp hơn hoặc có ít quyền lực hơn như trẻ em, phụ nữ hayngười cao tuổi. Bạo lực gia đình thường được hiểu là bạo lực của nam giới thực hiện với phụ nữ và các emgái. Đây là một quan niệm thông thường khi đề cập đến bạo lực gia đình. Về góc độ này, Liênhiệp quốc đã đưa ra một định nghĩa về bạo lực gia đình “là hành vi của một người (thường làđàn ông) bằng cách dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực nhằm áp đặt sự kiểm soát đối với ngườichung sống (vợ hoặc bạn tình)” [3]. Quan niệm này đã đồng nhất bạo lực gia đình với bạo lựcthể chất và chỉ chú trọng đến đối tượng của bạo lực gia đình là phụ nữ. Trên thực tế, bạo lực giađình. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức và đối tượng của bạo lực gia đình rộng hơn rất nhiều sovới khái niệm nêu trên. Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dungnghiên cứu của bạo lực gia đình mà còn khiến cho cộng đồng, xã hội nhận thức không đầy đủ vềbạo lực gia đình. Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình được xác định “là hành vi cố ýcủa thành viên gia đình g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: