Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 113.47 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung phân tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho TKT học hòa nhập trong trường mầm non với mục đích cung cấp một cách tiếp cận trong giáo dục thẩm mĩ cho TKT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập (GDHN) trong trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm nonJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0236Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 153-160This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lê Thị Thúy Hằng Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Giáo dục thẩm mĩ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là khơi gợi năng lực thẩm mĩ, giúp trẻ biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp ngay từ giai đoạn phát triển ở lứa tuổi mầm non. Nội dung bài viết đề cập về Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ khuyết tật (TKT) học hòa nhập trong trường mầm non, với tư cách Giáo dục thẩm mĩ là cơ hội và quyền được thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp của mọi trẻ em, trong đó có TKT. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung phân tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho TKT học hòa nhập trong trường mầm non với mục đích cung cấp một cách tiếp cận trong giáo dục thẩm mĩ cho TKT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập (GDHN) trong trường mầm non. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo dục thẩm mĩ, trẻ khuyết tật, trường mầm non.1. Mở đầu Nghiên cứu của Bennye’ D. Austring cho rằng: kịch, khiêu vũ, nghệ thuật thị giác và âmnhạc có thể làm cho trẻ gia tăng hạnh phúc, phát triển tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự thông hiểu,tư duy trừu tượng, khả năng tập trung, trí thông minh cảm xúc, hình thành nhân cách và các thànhphần cơ bản khác của “cuộc sống tốt đẹp”[1]. Theo Hansj¨org Hohr, ngay từ khi bước ra cuộc đời, mọi hoạt động của trẻ đã là hoạt độngtrải nghiệm. Ông cũng cho rằng, ở trẻ có ba cách học tập, đó là: (i) Học theo cách trải nghiệm cơbản, thuộc bản năng sinh tồn. Trước một thử thách đơn giản, trẻ có thể tự điều chỉnh hành vi phùhợp để tồn tại. Cách học này được hình thành ngay từ thời kì sơ sinh; (ii) Học tập thẩm mĩ/sángtạo là cách học tiếp xúc đại diện, giám tiếp về mặt thẩm mĩ với thế giới xung quanh và được hìnhthành ở lứa tuổi mầm non. Biểu hiện rõ nhất là trẻ khám phá, trải nghiệm và có thể làm ra một cáigì đó với sự hứng thú, say mê, tự nhiên và sáng tạo; (iii) Học tập diễn ngôn là phương pháp họctập cuối cùng, được sử dụng như là một phần xã hội hóa, trẻ tham gia khám phá thế giới và kháiquát hóa thông tin[2]. Ở lứa tuổi mầm non, việc chú trọng cho trẻ học tập theo cách học thẩm mĩđược coi là một phương tiện học tập giúp khích lệ nhu cầu, động cơ, năng lực khám phá và sángtạo của trẻ. Trẻ nhỏ được trải nghiệm thông qua các hoạt động thẩm mĩ trong giai đoạn phát triểnở lứa tuổi mầm non sẽ có sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và khả năngsáng tạo sau này [3]. Giáo dục hòa nhập được coi là môi trường giáo dục tốt nhất để giúp trẻ em nói chung, TKTnói riêng phát triển tốt nhất khả năng của mình[4, 5]. Tuy nhiên, trong lớp mầm non có TKT họchòa nhập, việc hình thành và phát triển thẩm mĩ cần được quan tâm hỗ trợ hơn khi mà các em cóNgày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.Liên hệ: Lê Thị Thúy Hằng, e-mail: thuyhang213@yahoo.com 153 Lê Thị Thúy Hằngnhững khó khăn trong tham gia các hoạt động, nhận biết, cảm thụ được cái đẹp xung quanh và bảnthân mình. Bài viết không đưa ra các kĩ năng hay các chiến lược cụ thể để phát triển thẩm mĩ cho TKTmà chỉ đưa ra những mục tiêu, nội dung và biện pháp cơ bản giúp giáo viên (GV) có thể dựa vàođó để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp đảm bảo cho việc phát triển thẩm mĩ của TKT họchòa nhập trong trường mầm non.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các khái niệm cơ bản Giáo dục thẩm mĩ: Thuật ngữ thẩm mĩ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “aistesis” và có thể dịch thành các từ như cảmgiác, giác quan và cảm xúc. Thuật ngữ này hình thành dựa trên cách giải thích thẩm mĩ như mộtloại hình nhận biết, mang lại cho các giác quan một trải nghiệm đặc biệt về thế giới xung quanh.Giáo dục thẩm mĩ được hiểu một cách chung nhất đó là quá trình hình thành cảm nhận, xúc cảm,cảm thụ được cái đẹp của sự vật, hiện tượng xung quanh một cách có chất lượng, đem lại cuộcsống ý nghĩa và toàn diện cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá và thể hiệncảm xúc về thế giới xung quanh. Giáo dục thẩm mĩ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghệ thuậtmà được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống [1]. Trẻ khuyết tật: Theo Luật Người khuyết tật tại Điều 2: “Người khuyết tật là người bị khiếmkhuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm nonJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0236Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 153-160This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lê Thị Thúy Hằng Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Giáo dục thẩm mĩ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là khơi gợi năng lực thẩm mĩ, giúp trẻ biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp ngay từ giai đoạn phát triển ở lứa tuổi mầm non. Nội dung bài viết đề cập về Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ khuyết tật (TKT) học hòa nhập trong trường mầm non, với tư cách Giáo dục thẩm mĩ là cơ hội và quyền được thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp của mọi trẻ em, trong đó có TKT. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung phân tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho TKT học hòa nhập trong trường mầm non với mục đích cung cấp một cách tiếp cận trong giáo dục thẩm mĩ cho TKT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập (GDHN) trong trường mầm non. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo dục thẩm mĩ, trẻ khuyết tật, trường mầm non.1. Mở đầu Nghiên cứu của Bennye’ D. Austring cho rằng: kịch, khiêu vũ, nghệ thuật thị giác và âmnhạc có thể làm cho trẻ gia tăng hạnh phúc, phát triển tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự thông hiểu,tư duy trừu tượng, khả năng tập trung, trí thông minh cảm xúc, hình thành nhân cách và các thànhphần cơ bản khác của “cuộc sống tốt đẹp”[1]. Theo Hansj¨org Hohr, ngay từ khi bước ra cuộc đời, mọi hoạt động của trẻ đã là hoạt độngtrải nghiệm. Ông cũng cho rằng, ở trẻ có ba cách học tập, đó là: (i) Học theo cách trải nghiệm cơbản, thuộc bản năng sinh tồn. Trước một thử thách đơn giản, trẻ có thể tự điều chỉnh hành vi phùhợp để tồn tại. Cách học này được hình thành ngay từ thời kì sơ sinh; (ii) Học tập thẩm mĩ/sángtạo là cách học tiếp xúc đại diện, giám tiếp về mặt thẩm mĩ với thế giới xung quanh và được hìnhthành ở lứa tuổi mầm non. Biểu hiện rõ nhất là trẻ khám phá, trải nghiệm và có thể làm ra một cáigì đó với sự hứng thú, say mê, tự nhiên và sáng tạo; (iii) Học tập diễn ngôn là phương pháp họctập cuối cùng, được sử dụng như là một phần xã hội hóa, trẻ tham gia khám phá thế giới và kháiquát hóa thông tin[2]. Ở lứa tuổi mầm non, việc chú trọng cho trẻ học tập theo cách học thẩm mĩđược coi là một phương tiện học tập giúp khích lệ nhu cầu, động cơ, năng lực khám phá và sángtạo của trẻ. Trẻ nhỏ được trải nghiệm thông qua các hoạt động thẩm mĩ trong giai đoạn phát triểnở lứa tuổi mầm non sẽ có sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và khả năngsáng tạo sau này [3]. Giáo dục hòa nhập được coi là môi trường giáo dục tốt nhất để giúp trẻ em nói chung, TKTnói riêng phát triển tốt nhất khả năng của mình[4, 5]. Tuy nhiên, trong lớp mầm non có TKT họchòa nhập, việc hình thành và phát triển thẩm mĩ cần được quan tâm hỗ trợ hơn khi mà các em cóNgày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/9/2015.Liên hệ: Lê Thị Thúy Hằng, e-mail: thuyhang213@yahoo.com 153 Lê Thị Thúy Hằngnhững khó khăn trong tham gia các hoạt động, nhận biết, cảm thụ được cái đẹp xung quanh và bảnthân mình. Bài viết không đưa ra các kĩ năng hay các chiến lược cụ thể để phát triển thẩm mĩ cho TKTmà chỉ đưa ra những mục tiêu, nội dung và biện pháp cơ bản giúp giáo viên (GV) có thể dựa vàođó để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp đảm bảo cho việc phát triển thẩm mĩ của TKT họchòa nhập trong trường mầm non.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các khái niệm cơ bản Giáo dục thẩm mĩ: Thuật ngữ thẩm mĩ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “aistesis” và có thể dịch thành các từ như cảmgiác, giác quan và cảm xúc. Thuật ngữ này hình thành dựa trên cách giải thích thẩm mĩ như mộtloại hình nhận biết, mang lại cho các giác quan một trải nghiệm đặc biệt về thế giới xung quanh.Giáo dục thẩm mĩ được hiểu một cách chung nhất đó là quá trình hình thành cảm nhận, xúc cảm,cảm thụ được cái đẹp của sự vật, hiện tượng xung quanh một cách có chất lượng, đem lại cuộcsống ý nghĩa và toàn diện cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá và thể hiệncảm xúc về thế giới xung quanh. Giáo dục thẩm mĩ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghệ thuậtmà được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống [1]. Trẻ khuyết tật: Theo Luật Người khuyết tật tại Điều 2: “Người khuyết tật là người bị khiếmkhuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục hòa nhập Giáo dục thẩm mĩ Trẻ khuyết tật Trường mầm non Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhậpTài liệu liên quan:
-
9 trang 120 0 0
-
4 trang 85 0 0
-
50 trang 76 0 0
-
14 trang 62 2 0
-
52 trang 60 0 0
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 1 - Bùi Khánh Ly
6 trang 45 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 2 - Bùi Khánh Ly
10 trang 45 0 0 -
3 trang 41 0 0
-
Giáo trình nghề Giáo viên mầm non
81 trang 36 0 0 -
Thực trạng giao tiếp giữa cha mẹ với trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
5 trang 34 0 0