Danh mục

Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.16 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài báo đề cập tới một vấn đề giáo dục còn khá mới mẻ nhưng vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách học sinh nói riêng và nguồn nhân lực trong tương lai nói chung. Hiện nay, trong một số trường THCS, vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh đã được quan tâm ở mức độ nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 152-160 GIÁO DỤC TRÍ TUỆ XÚC CẢM CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Đào Thị Oanh Viện nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội Email: phanh1001@yahoo.com Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới một vấn đề giáo dục còn khá mới mẻ nhưng vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách học sinh nói riêng và nguồn nhân lực trong tương lai nói chung. Hiện nay, trong một số trường THCS, vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh đã được quan tâm ở mức độ nhất định. Các giáo viên đều nhận thức được việc giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh là thực sự cần thiết, nhưng nội dung và cách làm còn mang tính tự phát, chủ yếu nhằm giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản. Nội hàm khái niệm trí tuệ xúc cảm chưa được các giáo viên hiểu một cách đầy đủ, chính xác, vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất cần thiết. Kết quả này cũng gợi ra những nội dung cần quan tâm trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm trong thời gian tới, đáp ứng sự phát triển giáo dục phổ thông.1. Mở đầu Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách cho họcsinh, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trình hộinhập mạnh mẽ với thế giới. Xúc cảm là lĩnh vực có liên quan trực tiếp và chặt chẽđến các hành vi đạo đức của con người nói chung và của sức khỏe tâm lí trẻ emnói riêng. Có thể nói, sau hơn 20 năm đất nước đổi mới với những biến động xãhội sâu sắc, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về nhiều mặt, gia đình và nhàtrường Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách. Cuộc sống hiện đạivới những áp lực không nhỏ đã có ảnh hưởng rõ rệt, và trong một số trường hợp làkhá nặng nề, đến đời sống tâm lí của trẻ em. Theo các nhà chuyên môn, những rốinhiễu tâm lí thường gặp ở trẻ em trong thời gian gần đây rất đa dạng, từ nhữngrối nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm cảm, giận dữ. . . ), rối loạn hành vi xã hội (bạo lựchọc đường...) đến lạm dụng “game online”, “đi bụi”, mà nguyên nhân cơ bản là dothiếu khả năng làm chủ xúc cảm của bản thân. . . Thực tế đó đang cần có nhữngbiện pháp phòng ngừa lâu dài, hoặc sự can thiệp giúp đỡ khẩn cấp. Ý kiến của các nhà khoa học về sự cần thiết phải giáo dục xúc cảm cho trẻngày càng được đề cập đến nhiều hơn trong các tài liệu chuyên môn ở trong nước152 Giáo dục trí tuệ xúc cảm cho học sinh trong nhà trường phổ thôngvà nước ngoài. Theo đó, giáo dục xúc cảm phải được xem là một trong những nộidung quan trọng trong nhà trường phổ thông, bởi vì đời sống xúc cảm của trẻ cóảnh hưởng lớn tới việc học tập của các em. Học sinh phải khoẻ về cảm xúc tươngtự như phải giỏi về môn Toán hay môn Văn vậy [2; 3; 7; 8; 9; 10]. Ý kiến này có cơsở khoa học và thực tiễn của nó. Theo các nhà quản lí lao động, hiện nay các chuẩnmực trong công việc đối với người lao động đã có những thay đổi. Ngoài những yếutố “thông minh”, “được đào tạo”, “tinh thông nghề nghiệp”, thì “cách con người ứngxử với nhau” được áp dụng ngày càng nhiều để lựa chọn nhân sự (ở lại hay ra đi, bịtụt lại sau hay được thăng tiến). Việc khích lệ năng lực xúc cảm ở người lao độngđược xem là cốt lõi của bất cứ triết lí quản lí nào, đặc biệt trong quá trình toàn cầuhóa lực lượng lao động. Bởi để duy trì và phát triển tổ chức, các kĩ năng ở ngườilao động như: kiểm soát xúc cảm, giải quyết bất đồng, làm việc theo nhóm, kĩ năngquản lí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết [4]. Điều này cho thấy tầm quan trọngcủa việc giáo dục mặt lí trí của xúc cảm con người ở thế hệ trẻ. Học sinh ngày nay sẽ là lực lượng tham gia vào thị trường lao động trong naymai, vì vậy, những gì xảy ra hiện nay có thể báo trước nhiều vấn đề đặt ra cho thịtrường lao động tương lai. Trong khi đó, những nghiên cứu dài hạn ở nước ngoài(Mĩ và Tây Âu) về mức độ trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligent - EI) ở trẻ emcho thấy bức tranh không mấy lạc quan: mặc dù trẻ em ngày càng có chỉ số thôngminh (IQ) cao hơn nhưng năng lực trí tuệ xúc cảm (chỉ số EQ) của chúng lại có xuhướng giảm sút. Học sinh phổ thông là lứa tuổi mà quá trình phát triển nhân cáchđang diễn ra mạnh mẽ, trong đó lĩnh vực xúc cảm ý chí có nhiều vấn đề cần đượcquan tâm đặc biệt. Nghịch lí này đặt ra những vấn đề giáo dục mới cần được quan tâm trong cácnhà trường, không chỉ phổ thông mà cả các trường sư phạm. Bởi vì, để giáo viên cóthể triển khai được các nội dung rèn luyện trí tuệ xúc cảm cho học sinh, hoặc họphải được đào tạo từ trong trường sư phạm thông qua các chương trình rèn luyệnnghiệp vụ, hoặc phải được bồi dưỡng thông qua các chương trình chuyên biệt.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận về trí tuệ xúc cảm và giáo dục trí tuệ xúc cảm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: