Danh mục

Giáo dục Việt Nam hiện đại: Phần 2

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.80 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của ebook "Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại – Kỷ yếu hội thảo Tự học, tự giáo dục" trình bày tổ chức cho học sinh đi lại con đường người nghệ sĩ đã đi cách thức dạy học môn Văn; tổ chức cho học sinh đi lại con đường nhà ngôn ngữ học đã đi hay là cách dạy học Tiếng Việt trong chương trình giáo dục hiện đại; môn giáo dục lối sống trong chương trình giáo dục hiện đại của nhóm cánh buồm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục Việt Nam hiện đại: Phần 2 HIỂU TRẺ EM – DẠY TRẺ EM Bài phát biểu tại Hội thảo “Hiểu trẻ em – Dạy trẻ em” Ngày 27 tháng 11 năm 2011 Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội L’Espace Có thể nói ngay từ đầu mà không sợ sai : trong tất cả cácnhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòitiến hành một cuộc Cải cách Giáo dục (CCGD) thực sự, chỉ cómột người đủ sức LÀM được những điều thể hiện một sức HIỂUvà một sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại. Trong tấtcả các nhà tâm lý học Việt Nam đương thời, trong đó có nhiềungười được đào tạo kỹ lưỡng, chỉ duy nhất Hồ Ngọc Đại VIẾTRA những điều am tường trẻ em để dựa vào đó mà tiến hànhnhững VIỆC LÀM cùng với trẻ em thực hiện cuộc CCGD. Cuộc CCGD dĩ nhiên là công cuộc để trẻ em được hưởng lợi,nhưng CCGD cũng phải là nơi trẻ em Việt Nam đương thời cùngtham gia vào. Hồ Ngọc Đại giải thích đó là do sứ mệnh trẻ em phảiđồng hành cùng dân tộc chứ trẻ em không thể nào chỉ là cái miệng phễuhoặc cái bị hành khất để rót các thành tựu hiện đại hóa đất nước. Trêný nghĩa đó, Hồ Ngọc Đại nhiều lần chỉ ra rằng trẻ em thực sự là cứutinh của dân tộc, trẻ em đích thực là nhân vật anh hùng của thời đại. Chính cái chủ trương nhà trường không cho điểm, nhà trườngkhông “nêu gương sáng” là xuất phát từ cách nhìn trẻ em như trên.Trẻ em học mà không cần được cho điểm đánh giá bởi người khác,trẻ em không cần ganh đua hơn kém nhau một phần tư điểm màchỉ cần từng em thi đua với chính bản thân mình, từng em vượt lênnhững khả năng của chính bản thân mình. Và muốn có được cuộc“thi đua” thực sự lành mạnh đó, người lớn (nhà sư phạm) phải hiểubiết trẻ em. 124 Điều đầu tiên người lớn cần hiểu biết về trẻ em, ấy là nhìn thấyở các em không phải là những người lớn thu nhỏ mà là nhìn thấy ở từngem một thực thể phát triển. Hồ Ngọc Đại lý giải khái niệm phát triểnmột cách thật giản dị. Khái niệm trưởng thành chỉ diễn ra với con vật.Khi con vật tới giai đoạn trưởng thành ấy là lúc nó phát dục, khi đó conngười lợi dụng cái khả năng sinh sản ấy để hoặc là nhân đàn mới hoặc làvỗ béo để đem giết thịt. Trái lại, chỉ có ở con người, và ở cái mầm sốngcủa con người là trẻ em, ta mới bắt gặp khái niệm phát triển – cái khảnăng khiến từng con người luôn luôn đứng trước sự thay đổi vô hạn độcủa bản thân mình – một sự thay đổi không diễn ra ở bề ngoài, màlà thay đổi bên trong tâm lý, bên trong tinh thần của mỗi con người. Vậy thì, theo Hồ Ngọc Đại, việc CCGD phải bắt đầu từ côngcuộc thỏa mãn cái con người như một thực thể tinh thần đó, chứ khôngtừ sự thỏa mãn phần “cân hơi” hoặc phần “cân móc hàm” kia. Tại đây,nhiều nhà giáo dục, thậm chí nhiều nhà CCGD cũng đã mang mángnhận ra cái ý nghĩa của việc phục vụ sự phát triển phần con ngườitinh thần trong mỗi trẻ em, nhưng họ lúng túng trong cách thực hiệnnguyện vọng tốt đẹp đó ; họ lúng túng không đưa ra được những giảipháp thuần nghiệp vụ sư phạm. Chứng cớ là, ở Việt Nam, chúngta chưa khi nào được chúng kiến những công trình giáo dục thựcnghiệm dài hơi như Hồ Ngọc Đại đã làm. Tất cả các Viện nọ cùngnhững Trung tâm kia, những địa chỉ chịu toàn bộ trách nhiệm hoặctừng phần trách nhiệm làm công cuộc CCGD đều tuyệt đối khôngcó một liên hệ với bất kỳ công việc giáo dục thực nghiệm dài hơi nào. Hồ Ngọc Đại thì khác. Ông từng tiến hành thực nghiệmdạy Toán cho trẻ em Nga, tìm ra cách thức giúp các thực thể tinhthần đó chiếm lĩnh khái niệm a T b = c , và đó là nội dung luậnán tiến sĩ khoa học của ông. Ở Việt Nam, kể từ năm học 1978 –1979, một ngôi trường thực nghiệm tại Giảng Võ (Hà Nội) đãtrở thành nổi tiếng vì đã thực nghiệm ròng rã nhiều chục năm 125cả một hệ thống giáo dục mới, vừa là nơi phô bầy lý thuyết mới,vừa là nơi khiêm tốn điều chỉnh những việc làm sao cho gần nhấtvới những thực thể tinh thần Việt Nam đang mỗi lúc mỗi đổithay, thay đổi từ con người bao cấp sang con người tự lập trongcơ chế mới tiến sang giai đoạn của hội nhập toàn diện và triệt để. Chính tại ngôi trường thực nghiệm đó mà Hồ Ngọc Đạikhông cần phải “nói không với tiêu cực” tổng quát nhất là việcđem cách tồn tại của nền giáo dục cho năm phần trăm dân cư “cảicách” thành nền giáo dục cho trăm phần trăm dân cư. Tại hệ thốngtrường thực nghiệm này, Hồ Ngọc Đại đưa ra được một CÁCHLÀM GIÁO DỤC MỚI để ngay cả người ít chuyên nghiệp nhất(trong số phụ huynh học sinh chẳng hạn) cũng thấy rõ thế nào làmột cuộc CCGD đích thực : đó là nơi trẻ em tự tìm đến với trí tuệngười, trẻ em tự làm ra sản phẩm của giáo dục ngay trong trí tuệ vàtâm hồn mình, trẻ em sống hạnh phúc ngay ngày hôm nay chứ khôngsống bằng những lời hứa hẹn “vì một tương lai tươi sáng” xa vời. Chú trọng đến cái hạnh phúc của trẻ em ngay ngày hôm naysẽ khiến giáo viên gần gũi được học sinh, vì không còn đất cho sựhứa hẹn suông, dẫn tới nói ...

Tài liệu được xem nhiều: