Sắp đặt kết hợp với các tranh in Giữa tháng 10 năm 2010, tại Trung tâm Mỹ thuật Đương Đại, 17 Thành Công - Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa với nghệ sĩ tạo hình Dominik Lobera và nghệ sĩ video khiếm thính Sylvanie Tendron - 2 nghệ sĩ đến
.từ Trung tâm Fenêtre sur rue thuộc Hội nghệ sĩ Thị giác ở Bordeaux, Pháp. Từ năm 1998, Trung tâm Fenêtre sur rue đã thực hiện chương trình trại sáng tác theo lối trao đổi nghệ thuật giữa các nghệ sĩ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIAO LƯU VỚI DOMINIK VÀ SYLVANIE - 2 NỮ NGHỆ SĨ TẠO HÌNH ĐẾN TỪ BORDEAUX
GIAO LƯU VỚI DOMINIK VÀ
SYLVANIE - 2 NỮ NGHỆ SĨ TẠO
HÌNH ĐẾN TỪ BORDEAUX
DOMINIK-Từ Bordeaux đến
Việt Nam-Sắp đặt kết hợp với
các tranh in
Giữa tháng 10 năm 2010, tại Trung
tâm Mỹ thuật Đương Đại, 17 Thành Công - Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt
Nam tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa với nghệ sĩ tạo hình Dominik
Lobera và nghệ sĩ video khiếm thính Sylvanie Tendron - 2 nghệ sĩ đến
từ Trung tâm Fenêtre sur rue thuộc Hội nghệ sĩ Thị giác ở Bordeaux,
Pháp.
Từ năm 1998, Trung tâm Fenêtre sur rue đã thực hiện chương trình trại
sáng tác theo lối trao đổi nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Pháp và các nghệ
sĩ nước ngoài theo những đề tài cùng lựa chọn. Đó là chương trình
ROOTARTS diễn ra trong 2 giai đoạn: các nghệ sĩ Pháp sang làm việc
1 tháng cùng với các nghệ sĩ một nước khác, năm sau đó, các nghệ sĩ
của đất nước này được mời sang Pháp để triển lãm và trao đổi với các
nghệ sĩ và công chúng Pháp.
Năm 2010, chương trình ROOTARS đến Việt Nam định ấp ủ chủ đề
“Đất” (sol) – theo tiếng Pháp có nghĩa là đất và nhạc, theo tiếng Tây
Ban Nha có nghĩa là mặt trời. 2 nghệ sĩ Pháp muốn khai thác thêm
nghĩa của từ sol trong ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng tiếc thay trong từ
điển tiếng Việt lại không có từ sol, lý do này dẫn đến chủ đề của cuộc
giao lưu sáng tác mỹ thuật tại Việt Nam là tự do theo khả năng và cảm
xúc riêng của từng nghệ sĩ, chủ yếu quy tụ vào kỹ thuật đồ họa.
Mở đầu là loạt tranh khắc trên mica với phương thức in lõm gần giống
với kỹ thuật khắc kẽm nguội (gravure en creux), các tác giả Dominik,
Đỗ Đức, Lê Thị Hiền, Thu Hương, Bạch Liên đều thể hiện vài hình ảnh
bằng kỹ thuật này. Tiếp đó là một loạt tranh đồ họa được thực hiện
bằng kỹ thuật độc bản, in li tô giấy, kẽm, kỹ thuật tổng hợp... Họa sĩ
Kim Quyên làm một bức tranh khổ khá to bằng kỹ thuật in li tô giấy
chồng nhiều lớp, họa sĩ Bích Ngân lại thể hiện tranh bằng kỹ thuật li tô
trên kẽm, họa sĩ Lê Huy Tiếp thì đưa ra hình ảnh cá và lá độc đáo bằng
kỹ thuật tổng hợp. Họa sĩ Dominik hăng say làm việc, chị tham gia rất
nhiều kỹ thuật. Riêng Sylvanie làm 2 đoạn video art rất thú vị theo cách
nhìn của chị về văn hóa Việt.
Chiều 25 tháng 10, tại phòng triển lãm của Trung tâm Mỹ thuật Đương
đại, mọi người tham gia giao lưu và bày ra thành quả làm việc của
mình trong mấy ngày qua. Hầu hết các họa sĩ Việt Nam đều sử dụng
khung kính để bày tranh. Riêng Dominik sắp đặt các sản phẩm của
mình khá độc đáo. Chị dùng một chiếc ga trải giường màu trắng gấp
làm đôi vuốt phẳng làm nền cho những bức tranh mới sáng tác ở
Bordeaux và một số tranh vừa in tại trại sáng tác này. Để gắn các hình
ảnh với nền vải, chị dùng một loại dây gần như len khâu đính vào tấm
ga và chặn lại bởi những chiếc đũa, chúng được sắp đặt bố cục chặt chẽ
với nhau. Vượt ra ngoài tấm ga là 3 chiếc khung 60 x 80 cm không
kính, không ván hậu màu đen được sắp xếp hài hòa với 6 tranh in cỡ
nhỏ bày ở một góc phòng triển lãm. Dominik bày tỏ: tấm ga trải giường
(drap) có thể là nơi có em bé hay các lứa đôi nằm, ở đây, chị muốn biểu
lộ ý nghĩa của tấm ga gắn kết với những hình ảnh chị mang đến từ
Bordeaux liên quan tới các hình ảnh chị vừa làm ở Việt Nam, chị muốn
nói: mỗi thời khắc có đánh dấu điều gì nhưng mọi điều cũng có mối
quan hệ nào đó. Đối với Sylvanie, hình ảnh chủ đạo cho video art của
chị là đôi đũa và đôi giày cùng âm thanh mà chị thu được ở xung quanh
khu phố Hà Nội. Khi ăn, việc sử dụng đôi đũa đã mang đến cho
Sylvanie ý nghĩ và cảm xúc, các hình ảnh trong vidio art chị làm được
diễn giải như sau: nếu là người nước ngoài, lần đầu tiên sử dụng đũa để
gắp đồ ăn quả là khó khăn và vụng về, hình ảnh cố gắng gắp cho khéo
cho trúng đồ ăn đã nẩy cho chị dụng ý dùng băng dính cột các ngón tay
vào đôi đũa... nhưng dù có làm thế khi gắp đồ ăn, đũa vẫn rời khỏi
tay... Một đoạn video khác chuyển đến người xem những tiếng ồn,
trong âm thanh ấy như có nhịp bước và hiện ra một đôi giầy tự động
bước đi, kéo theo các hình ảnh chồng chéo, nghiêng ngả rất động, cuốn
hút người xem... Đây là thể loại nghệ thuật tạo hình khá mới mẻ đối với
giới mỹ thuật Việt Nam, tiếc rằng không có nghệ sĩ Việt Nam nào làm
trong lĩnh vực này có mặt để cùng giao lưu. Sylvanie có ý định sẽ thăm
quan trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam để trao đổi thêm trong lĩnh
vực này.
Cuộc trao đổi nghệ thuật giữa nhóm nghệ sĩ Pháp và nhóm nghệ sĩ Việt
Nam do Trung tâm Mỹ thuật Đương Đại - Hội Mỹ thuật Việt Nam
đứng ra tổ chức, tuy thời gian không dài, song cuộc giao lưu cho thấy 2
nghệ sĩ Pháp đã học thêm được nhiều kỹ thuật in ấn từ các nghệ sĩ Việt
Nam. Ngược lại, các họa sĩ Việt Nam học được cách xây dựng ý tưởng
sáng tác, đồng cảm được cái nhìn giữa các nữ họa sĩ với nhau, và đặc
biệt biết thêm một phương thức trình bày tác phẩm trước công chúng.
Sau cuộc bày tranh, họa sĩ Đỗ Đức và một số nghệ sĩ Việt Nam sẽ cùng
2 nữ họa sĩ Pháp đi thăm quan các tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp tục
khám phá thêm về đất nước, con người và nền văn hóa giàu đẹp của đất
nước Việt Nam để mở rộng các cuộc giao lưu văn hóa cho các năm tiếp
theo.
BÍCH NGÂN
c
...