Tiểu đường (TĐ) là một rối loạn chuyển hoá mạn tính do thiếu insulin hoặc do khiếm khuyết tác động của insulin gây ra những bất thường trong chuyển hoá glucid, protein và lipid, cuối cùng dẫn đến rối loạn chức năng và tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo tình: Bệnh tiểu đường ở trẻ em BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRẺ EM* Mục tiêu: 1. Trình bày được dịch tễ, phân loại của bệnh tiểu đường. 2. Nêu được cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type 1 & type 2. 3. Nêu được các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của tiểu đường. 4. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường ở trẻ em. 5. Trình bày được các biện pháp điều trị tiểu đường type 1 & type 2. 6. Trình bày được các biến chứng của tiểu đường type 1 & type 2 7. Nêu được các bước tầm soát và phòng bệnh tiểu đường type 2.* Nội dung:1. Định nghĩa Tiểu đường (TĐ) là một rối loạn chuyển hoá mạn tính do thiếu insulin hoặc dokhiếm khuyết tác động của insulin gây ra những bất thường trong chuyển hoáglucid, protein và lipid, cuối cùng dẫn đến rối loạn chức năng và tổn thương nhiềucơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.2. lịch sử - 1875 Bouchardat đưa ra danh từ TĐ gầy và mập, đầu TK 20: TĐ trẻ và TĐcủa người đứng tuổi. - 1921 Best và Banting phát hiện ra insulin và điều trị cho trẻ bị TĐ. - 1936 Himsworth phân biệt TĐ kháng và nhạy insulin. - 1976 Gudworth dùng từ TĐ type 1 và type 2. - 1985 OMS: TĐ phụ thuộc insulin = TĐ type 1 (IDDM = Insulin DependentDiabetes Mellitus), TĐ không phụ thuộc insulin = TĐ type 2 (N -IDDM = Non -IDDM). - 1997 Hiệp hội TĐ Mỹ đề nghị dùng từ TĐ type 1 và type 2 để tránh hiểulầm về việc chọn thuốc điều trị.3. Phân loại Phân loại theo ADA 2007 (American Diabetes Association): 3.1. Tiểu đường type 1 (do hủy tế bào β) - Trung gian miễn dịch - Vô căn 3.2 Tiểu đường type 2 (kháng insulin) 3.3. Những type không đặc hiệu khác - Khiếm khuyết bẩm sinh chức năng tế bào β - Khiếm khuyết bẩm sinh trong hoạt động của insulin - Bệnh tuyến tụy ngoại tiết: viêm tuyến tụy, chấn thương/cắt tụy, Neoplasia,xơ nang, Hemochromatosis, xơ calci hóa tuyến tụy… - Bệnh nội tiết: bệnh to đầu chi, Cushings syndrome, Glucagonoma,Pheochromocytoma, cường giáp, Somatostatinoma, Aldosteronom… 1 - Thuốc hoặc hóa chất: Vacor, Pentamidine, Nicotinic acid, Glucocorticoids,Thyroid hormone, Diazoxide, Beta-adrenergic agonists, Thiazides, Dilantin, Alpha-Interferon… - Nhiễm trùng: Congenital rubella, Cytomegalovirus - Thể không phổ biến qua trung gian miễn dịch: Stiff man syndrome, Anti-insulin receptor antibodies - Những hội chứng bẩm sinh kết hợp với tiểu đường: Downs syndrome,Klinefelters syndrome, Turners syndrome, Wolframs syndrome, Freiderichsataxia, Huntingtons chorea, Laurence-Moon-Biedl syndrome 3.4. Tiểu đường thai kỳ * Tiểu đường type 2 xảy ra trong tiểu đường type 1: bệnh nhân bị TĐ type 1có thể đồng thời mắc tiểu đường type 2. Ngày nay, do liệu trình điều trị tích cực nêncó khoảng 20 – 30% bệnh nhân TĐ type 1 tăng cân trở nên béo phì trong quá trìnhđiều trị. Sự kháng insulin và biểu hiện TĐ type 2 bắt đầu xuất hiện ở những bệnhnhân này, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử gia đình bị TĐ type 2.4. Dịch tễ học4.1. Tiểu đường type 1 Tần suất thay đổi tuỳ: - Vùng địa lí: châu Mỹ, châu Âu gấp 15 lần châu Á, cao nhất ở Phần Lan,Sardinia (37 - 45/100.000) gấp 400 lần so với vùng thấp nhất là Venezuela và mộtsố vùng ở Trung Quốc (0,1 – 0,5/100.000) . - Sắc dân: da đỏ (8.8/100000 TE), da đen (12.1/100000 TE), da trắng(17.3/100000 TE). - Việt Nam: Hà Nội (1991) 1,1%, Huế (1991) 0,96%, HCM (2006) 8,3%. - Mọi tuổi, nam = nữ, có hai đỉnh mắc bệnh 4 - 6 tuổi và 10 - 14 tuổi. - Yếu tố di truyền: nguy cơ mắc bệnh (NCMB) có liên quan dến tiền căn giađình rõ rệt. - Tác nhân môi trường: ở những cơ địa nhạy cảm di truyền, tiếp xúc với yếu tốmôi trường gây thúc đẩy, kích hoạt đáp ứng miễn dịch dẫn đến sự phá huỷ tế bàobeta đảo tụy. Một số yếu tố đã được ghi nhận: nhiễm virus, chủng ngừa, chế độ nuôiăn bằng sữa bò sớm, TC sản khoa: tuổi mẹ, tiền sản giật, vàng da sơ sinh, CN lúcsinh thấp.4.2. Tiểu đường type2 Ở Mỹ, tiểu đường type 2 chiếm khoảng 1/3 số ca mới mắc 19 tuổi.5. Tiểu đường type 15.1. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh5.1.1. Yếu tố di truyền - 95% có liên quan HLA - DR (tỉ lệ bệnh tăng 4 lần ở HLA - DR3,4) + Không tiền căn gia đình: NCMB 0,4%. + Có cha hoặc mẹ bị tiểu đường: NCMB 2 - 8 %. + Cả cha mẹ đều mắc bệnh: NCMB lên đến 30%. + Anh chị em ruột của bệnh nhân: NCMB 5%. + Sinh đôi khác trứng: NCMB 8%. 2 + Sinh đôi cùng trứng: NCMB 30 - 50%. - Có liên quan đến bệnh di truyền: Trisomie 21, $Turner - Các gene quan trọng nhất nằm ở vùng 6 nhánh ngắn NST 21 (gọi tắt là vùngIDDM): gene HLA - DR3, HLA - DR4, DQ - 1.5.1.2. Yếu tố thuận lợi - Stress: ↑ hormone làm tăng ĐH (cortisol, glucagon, epinephrine). - Nhiễm trùng: siêu vi cúm, CMV, coxsackie B, quai bị, rubella làm tổn th ...