Thông tin tài liệu:
(NB) Nối tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Autodesk Inventor: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Môi trường lắp ráp chi tiết (assembly) trong inventor; Mô phỏng quá trình lắp ráp chi tiết (presentation) trong inventor; Môi trường xuất bản vẽ 2D (drawing)trong inventor. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Autodesk Inventor (Nghề: Công nghệ thông tin): Phần 2 - CĐ Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ
Bài 4.
MÔI TRƯỜNG LẮP RÁP CHI TIẾT (ASSEMBLY)
TRONG INVENTOR
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG LẮP RÁP
Sau khi thiết kế xong các chi tiết trong môi trường Part, ta cần lắp ráp chúng lại
với nhau để tạo thành mô hình cơ khí hoàn chỉnh như Hình 4.1.
Hình 4.1. Mô hình lắp ráp bàn dao gia công mặt cầu
Để thực hiện được việc này, phần mềm Autodesk Inventer đã hoàn thiện môi
trường lắp ráp Assembly giúp ràng buộc các chi tiết đã thiết kế lại với nhau bằng cách
khống chế các bậc tự do của chúng trong không gian làm việc.
Ngoài ra, trong môi trường này, chúng ta còn có thể tạo thêm các chi tiết khác
giống như môi trường Part, thêm vào đó có thể tạo nhanh các chi tiết tiêu chuẩn như:
Bulông, đai ốc, vít, ổ lăn, chốt, then … đã có sẵn trong thư viện của hệ thống.
Ưu điểm đáng kể của môi trường lắp ráp Assembly là Modul Design chuyên thiết
kế chính xác và tối ưu các chi tiết máy như: Trục, bộ truyền bánh răng trụ, bộ truyền
bánh răng côn, bộ truyền bánh vít-trục vít, đai, xích, cam, lò xo, phớt chắn dầu ….
góp phần thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc thiết kế mô hình ba chiều các bản vẽ
lắp cơ khí.
4.2. KHỞI ĐỘNG
Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 4.2.
Hình 4.2.
Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 4.3.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƯỜNG CÁO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ
126
Hình 4.3.
Tiếp tục chọn biểu tượng Standard(mm).iam trong mục Metric rồi nhấn nút
Create để khởi động, lúc này môi trường lắp ráp xuất hiện như Hình 4.4.
Hình 4.4
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƯỜNG CÁO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ
127
4.3. CHÈN VÀ TẠO CHI TIẾT TRONG MÔI TRƯỜNG LẮP RÁP
4.3.1. Lệnh Place
Tính năng: Chèn các chi tiết đã thiết kế từ môi trường Part vào môi trường lắp
ráp.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp thoại
Place Component như hình 4.5.
Hình 4.5
Bước 2: Chọn đường dẫn lưu chi tiết đã thiết kế trong mục Look in.
Bước 3: Chọn tên chi tiết cần chèn trong mục Name.
Bước 4: Chọn nút lệnh để chèn chi tiết vào môi trường lắp ráp.
Bước 5: Click chuột tại vị trí bất kỳ trong vùng đồ họa Assembly để đặt chi tiết.
Lúc này, chi tiết hiện ra như Hình 4.6.
Hình 4.5
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƯỜNG CÁO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ
128
Khi có nhiều chi tiết được chèn vào môi trường Assembly, ta cần chọn chi tiết
nào đó làm chuẩn trong quá trình lắp ráp vì vậy phải cố định chi tiết đó bằng cách
nhấp chuột phải vào tên chi tiết rồi chọn Grounded, chi tiết được cố định sẽ xuất hiện
biểu tượng trước tên gọi trên thanh Browser Bar như Hình 4.7 và không thể di
chuyển.
Hình 4.7
4.3.2. Lệnh Place from Content Center
Tính năng: Chèn các chi tiết tiêu chẩn từ thư viện của hệ thống phần mềm.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Component sẽ xuất hiện
hộp thoại Place Content Center như hình 4.8.
Hình 4.8
Bước 2: Chọn nhóm chi tiết cần chèn trong mục Category View.
Bước 3: Chọn từng chi tiết cụ thể trong mục Fasteners.
Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng rồi chọn vị trí cần đặt chi tiết trong
vùng độ họa Assembly.
Bước 5: Tùy thuộc vào chi tiết được chọn trong bước 3, sẽ xuất hiện thêm hộp
thoại khác. Ví dụ khi chọn bulông ISO 4015 sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 4.9, tiếp
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƯỜNG CÁO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ
129
tục chọn các thông số cần thiết của bulông như đường kính, chiều dài rồi chọn nút
lệnh OK để kết thúc..
Hình 4.9
4.3.3. Lệnh Create
Tính năng: Tạo mới chi tiết trong môi trường lắp ráp.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp
thoại Place from Content Center như hình 4.10.
Hình 4.10
Bước 2: Đặt tên chi tiết cần tạo trong mục New Component Name.
Bước 3: Chọn định dạng cho chi tiết trong mục Template.
Bước 4: Chọn đường dẫn thư mục lưu chi tiết trong mục New File Location.
Bước 5: Nhấp biểu tượng rồi chọn mặt phẳng cần tạo chi tiết. Có thể
chọn bất kỳ mặt nào trên chi tiết đã có sẵn hoặc chọn các mặt phẳng của hệ thống
(XY, XZ, YZ) sau đó vẽ phác biên dạng 2D và thiết kế chi tiết như trong môi trường
Part.
Bước 6: Chọn biểu tượng Return để quay lại môi trường lắp ráp.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRƯỜNG CÁO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ
130
4.4. LỆNH RÀNG BUỘC CONTRAINT
Tính năng: Ràng buộc vị trí tương đối giữa các chi tiết trong quá trình lắp ráp.
Các bước thao tác:
Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Contraint trên thanh Relationships sẽ xuất
hiện hộp thoại Place Constraint như Hình 4.11.
Hình 4.10
Bước 2: Vào trang Assembly, chọn kiểu ràng buộc trong mục Type, với 5 lựa
chọn:
Mate : Tạo ràng buộc các điểm, cạnh, mặt phẳng của chi tiết với nhau (có thể
ràng buộc với các trục chuẩn, các mặt phẳng chuẩn và gốc tọa độ của hệ thống).
+ Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc.
+ Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm:
* Mate : Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn ngược hướng ...