Danh mục

Giáo trình-Bản đồ học-chương 3

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THÀNH LẬP VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 3.1. Công tác tổ chức thành lập bản đồ 3.1.1. Những vấn đề chung 3.1.2. Công tác chuẩn bị 3.1.3. Bố cục bản đồ Bố cục bản đồ là bố trí khu vực được thành lập bản đồ trên bản đồ, xác định khung của nó, sắp xếp những yếu tố trình bày ngoài khung và những tài liệu bổ sung. Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, trung bình và những bản đồ cũng có hệ chia mảnh theo kinh vĩ tuyến như chúng, bao giờ cũng định...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Bản đồ học-chương 3 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THÀNH LẬP VÀ TỔNG QUÁT HOÁ BẢN ĐỒ 3.1. Công tác tổ chức thành lập bản đồ 3.1.1. Những vấn đề chung 3.1.2. Công tác chuẩn bị 3.1.3. Bố cục bản đồ Bố cục bản đồ là bố trí khu vực được thành lập bản đồ trên bản đồ, xác định khung của nó, sắp xếp những yếu tố trình bày ngoài khung và những tài liệu bổ sung. Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, trung bình và những bản đồ cũng có hệ chia mảnh theo kinh vĩ tuyến như chúng, bao giờ cũng định hướng kinh tuyến giữa theo hướng Bắc Nam. Trong khung của bản đồ chỉ gồm khu vực được vẽ. Biểu thị khu vực trên đó phải liên tục và không lặp lại trên các mảnh xung quanh. Bố trí tên bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ, tỷ lệ, các tài liệu tra cứu và giải thích,... dựa theo mẫu quy định. Đó là mẫu tiêu chuẩn của bản đồ xuất bản. Tính tiêu chuẩn của cách bố cục bản đồ phù hợp với điều kiện thành lập và đáp ứng được yêu cầu sử dụng các mảnh của bản đồ nhiều mảnh. Bố cục của bản đồ khác cũng rất đa dạng và được xác định bởi nhiều điều kiện. Trước hết phải tính rằng, phần chính của lãnh thổ cần thành lập bản đồ sẽ đặt bên trong khung bản đồ, các phần lãnh thổ khác sẽ nằm trên phần còn lại của bản đồ cho đến tận khung. Nhiệm vụ chủ yếu là đặt sao cho phần chính của lãnh thổ nằm ở trung tâm, ở vị trí tốt nhất trong phạm vi khung bản đồ, còn các phần khác chỉ thể hiện bộ phận nào cần thiết để phản ánh đặc trưng địa lý của phần chính lãnh thổ. Nếu các phần lãnh thổ phụ đó quá lớn thì có thể đặt trên đó chú thích bản đồ các tài liệu tra cứu, đồ thị, bản đồ phụ và các tài liệu khác của nội dung bản đồ. Tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cũng có thể đặt ở bên trong khung. Khi đó ở phần ngoài khung chỉ đặt những số liệu, những ghi chú phụ. Cũng có phương án đặt một số các yếu tố đã kể trên ở bên trong khung bản đồ, số còn lại đặt trên vùng trống của bản đồ. Chọn cách bố cục và cách trình bày ngoài khung cần cố gắng đạt được sự thể hiện rõ ràng và sinh động nhất cho nội dung chính của bản đồ, đạt được sự thuận lợi cho sử dụng và tiết kiệm nhất diện tích bản đồ. Bố cục bản đồ phụ thuộc nhiều vào tính chất và dạng của lưới chiếu được sử dụng xây dựng bản đồ đó. 3.1.4. Nội dung bản đồ và các nhân tố cần biểu thị 3.1.5. Các nguồn tài liệu để thành lập bản đồ 1. Các yêu cầu đối với các tư liệu cho thành lập bản đồ Sự thành công của mọi bản đồ là tính đầy đủ, độ chính xác, tính hiện đại, độ tin cậy của nội dung bản đồ. Tất cả các tính chất, đặc điểm trên phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và sự thu nhập các tư liệu cho thành lập bản đồ. Có nhiều khi có tư liệu tốt nhưng kết quả cũng chưa đạt, nhưng nếu không có hoặc tư liệu bản đồ ít thì không thể có kết quả tốt. Do đó, thu thập và phân tích, đánh giá, lựa chọn tư liệu bản đồ là phần công việc rất khó khăn, phức tạp trong quá trình thiết kế và thành lập bản đồ. Từ thực tế nghiên cứu ta thấy cần có 1 số yêu cầu chính với tư liệu bản đồ như sau: - Các tư liệu bản đồ phải có tính thời sự, hiện đại. Yêu cầu này đảm bảo cho bản đồ có hiện đại, độ tin cậy. - Yêu cầu về tính đầy đủ của tư liệu. Đây là điều kiện cần và đủ cho việc thiết kế, thành lập bản đồ có độ chi tiết và độ chính xác cần thiết. - Yêu cầu thuận tiện cho sử dụng các tư liệu bản đồ. Yêu cầu này có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng và hiệu quả thành lập bản đồ. Yêu cầu này có liên quan đến: + Tỷ lệ của tư liệu và bản đồ cần lập. + Sự đơn giản hay phức tạp khi chuyển các nội dung tư liệu lên bản đồ cần lập. + Mức độ cần thiết phải xử lý các tư liệu nhiều hay ít để xác định được các đặc trưng các chỉ số cần thiết,... Tóm lại, trong quá trình thu thập tư liệu bản đồ cần chỉ dẫn rõ ràng các vấn đề sau: - Ngày tháng, thời hạn mà nội dung bản đồ thể hiện. - Tất cả các yếu tố nội dung cần có tính đầy đủ, độ chính xác và các đặc trưng, chỉ số của chúng. - Các dạng khác nhau của các tư liệu bản đồ, các xử lý sử dụng chúng cho dễ dàng, hợp lý. 2. Trình bày, phân tích và đánh giá các tư liệu bản đồ Trình bày các tư liệu bản đồ nhằm đạt 2 mục đích: - Cho ta biết ý nghĩa, độ tin cậy của các tư liệu cho việc thành lập bản đồ. - Đưa ra kết quả thu thập tư liệu ở dạng trực quan (sơ đồ, đồ thị) Để đạt được mục đích trên khi trình bày các tư liệu cần có: - Sự kiểm tra, đánh giá các bản copy, sự đúng đắn chính xác của các bản copy thu nhận được bằng các phương pháp khác nhau. Mỗi tư liệu đều được trình bày bằng các chữ ký xác nhận tương ứng với các bản gốc tư liệu. - Đối với mỗi tư liệu phải có giới thiệu, thuận tiện cho phân tích và đánh giá nó (đối với bản đồ địa lý chung là lý lịch bản đồ, biên bản nghiệm thu, đánh giá các thử nghiệm, trích mảnh). - Chỉ dẫn cẩn thận tất cả các tư liệu trên sơ đồ sử dụng tư liệu. Trên đó chỉ rõ, đối với bản đồ là khung bản đồ, tỷ lệ, thời gian hoàn thành; đối với các tư l ...

Tài liệu được xem nhiều: