Giáo trình-Bản đồ học-chương 5
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 623.74 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 5.1. Bản đồ địa hình 5.1.1. Mục đích sử dụng và những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình a. Mục đích sử dụng Các bản đồ địa hình chính là các bản đồ địa lý chung có tỷ lệ 1:100.000. Chúng có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất, trong nghiên cứu khoa học và trong quân sự. Các bản đồ địa hình được dùng làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Bản đồ học-chương 5 CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 5.1. Bản đồ địa hình 5.1.1. Mục đích sử dụng và những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình a. Mục đích sử dụng Các bản đồ địa hình chính là các bản đồ địa lý chung có tỷ lệ 1:100.000. Chúng có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất, trong nghiên cứu khoa học và trong quân sự. Các bản đồ địa hình được dùng làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn. Các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 thường được dùng để: thiết kế mặt bằng các thành phố và các điểm dân cư khác; lập thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện; tiến hành các công tác thăm dò và tìm kiếm, thăm dò chi tiết và tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích, dùng trong các công tác quy hoạch và cải tạo ruộng đồng... Các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000 thường có những tác dụng sau đây: dùng trong công tác quy hoạch ruộng đất và làm cơ sở để đo vẽ thổ nhưỡng, thực vật; dùng để thiết kế các công trình thuỷ nông, dùng trong công tác quản lý ruộng đất, dùng để chọn nơi xây dựng các trạm thuỷ điện, dùng trong công tác thăm dò địa chất chi tiết, dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ô tô, dùng trong công tác quy hoạch và cải tạo riêng, dùng để khảo sát các phương á n xây dựng thành phố,... Các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. Chúng thường có những tác dụng sau: dùng trong công tác quy hoạch và tổ chức các vùng kinh tế; dùng để chọn sơ bộ các tuyến đường sắt, đường ô tô và kênh đào giao thông; dùng để nghiên cứu các vùng về mặt địa chất, thuỷ văn... Các bản đồ tỷ lệ 1:100.000 là cơ sở địa lý để thành lập các bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn và trung bình như bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng và một số bản đồ khác. b. Những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình - Bản đồ phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng nhanh chóng ở thực địa. - Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ tỉ mỉ của nội dung phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. 5.1.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố: tỷ lệ, hệ thống toạ độ, phép chiếu, sự phân mảnh. - Hệ thống tỷ lệ: Theo quy phạm bản đồ địa hình trước năm 2000, nước ta dùng dãy tỷ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỷ lệ: 1:2000, 1:5000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000. Sau năm 2000, hệ thống tỷ lệ bản đồ địa hình nước ta theo quy phạm mới còn có thêm các tỷ lệ: 1:500 và 1:1000. - Hệ thống toạ độ và phép chiếu: Bản đồ nước ta trước năm 2000 đều sử dụng múi chiếu Gauss, trong hệ thống múi 6o đối với các bản đồ có tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25000, trong hệ thống múi 3o đối với các bản đồ có tỷ lệ 10.000. Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 – được áp dụng thống nhất để xây dựng hệ thống bản đồ địa hình và áp dụng trong việc triển khai các dự án (hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật) về đo vẽ bản đồ điạ hình với lưới chiếu toạ độ phẳng cơ bản là lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế. Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau: + Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 11 o và 21o để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản ở tỷ lệ 1:1.000.000 + Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000. + Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000. - Sự phân mảnh: Để tiện sử dụng các bản đồ địa hình người ta phải thiết lập hệ thống phân mảnh và danh pháp chặt chẽ, trên cơ sở phân mảnh và danh pháp của bản đồ tỷ lệ 1:100.000 như đã trình bày ở mục 2.3 chương 2. Trong phép chiếu của bản đồ địa hình, các kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu thị thành đường cong, nhưng độ cong của các kinh tuyến rất nhỏ, do đó trên tất cả các bản đồ địa hình đều thể hiện thành đường thẳng. Các đường vĩ tuyến trên các bản đồ tỷ lệ 1:50.000 được thể hiện như những đường thẳng còn trên các bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được thể hiện là đường cong. 5.1.3. Nội dung của bản đồ địa hình Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: Thuỷ hệ, các điểm dân cư; các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá; mạnh lưới các đường giao thông; dáng đất, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng; các đường ranh giới... Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chi tiết cao và được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. Khi sử dụng bản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng, do vậy các vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình-Bản đồ học-chương 5 CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 5.1. Bản đồ địa hình 5.1.1. Mục đích sử dụng và những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình a. Mục đích sử dụng Các bản đồ địa hình chính là các bản đồ địa lý chung có tỷ lệ 1:100.000. Chúng có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất, trong nghiên cứu khoa học và trong quân sự. Các bản đồ địa hình được dùng làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn. Các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 thường được dùng để: thiết kế mặt bằng các thành phố và các điểm dân cư khác; lập thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện; tiến hành các công tác thăm dò và tìm kiếm, thăm dò chi tiết và tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích, dùng trong các công tác quy hoạch và cải tạo ruộng đồng... Các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 và 1:25.000 thường có những tác dụng sau đây: dùng trong công tác quy hoạch ruộng đất và làm cơ sở để đo vẽ thổ nhưỡng, thực vật; dùng để thiết kế các công trình thuỷ nông, dùng trong công tác quản lý ruộng đất, dùng để chọn nơi xây dựng các trạm thuỷ điện, dùng trong công tác thăm dò địa chất chi tiết, dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ô tô, dùng trong công tác quy hoạch và cải tạo riêng, dùng để khảo sát các phương á n xây dựng thành phố,... Các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. Chúng thường có những tác dụng sau: dùng trong công tác quy hoạch và tổ chức các vùng kinh tế; dùng để chọn sơ bộ các tuyến đường sắt, đường ô tô và kênh đào giao thông; dùng để nghiên cứu các vùng về mặt địa chất, thuỷ văn... Các bản đồ tỷ lệ 1:100.000 là cơ sở địa lý để thành lập các bản đồ chuyên đề tỷ lệ lớn và trung bình như bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng và một số bản đồ khác. b. Những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình - Bản đồ phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng nhanh chóng ở thực địa. - Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác. Mức độ tỉ mỉ của nội dung phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực. 5.1.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố: tỷ lệ, hệ thống toạ độ, phép chiếu, sự phân mảnh. - Hệ thống tỷ lệ: Theo quy phạm bản đồ địa hình trước năm 2000, nước ta dùng dãy tỷ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỷ lệ: 1:2000, 1:5000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000. Sau năm 2000, hệ thống tỷ lệ bản đồ địa hình nước ta theo quy phạm mới còn có thêm các tỷ lệ: 1:500 và 1:1000. - Hệ thống toạ độ và phép chiếu: Bản đồ nước ta trước năm 2000 đều sử dụng múi chiếu Gauss, trong hệ thống múi 6o đối với các bản đồ có tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25000, trong hệ thống múi 3o đối với các bản đồ có tỷ lệ 10.000. Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 – được áp dụng thống nhất để xây dựng hệ thống bản đồ địa hình và áp dụng trong việc triển khai các dự án (hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật) về đo vẽ bản đồ điạ hình với lưới chiếu toạ độ phẳng cơ bản là lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế. Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau: + Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 11 o và 21o để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản ở tỷ lệ 1:1.000.000 + Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000. + Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000. - Sự phân mảnh: Để tiện sử dụng các bản đồ địa hình người ta phải thiết lập hệ thống phân mảnh và danh pháp chặt chẽ, trên cơ sở phân mảnh và danh pháp của bản đồ tỷ lệ 1:100.000 như đã trình bày ở mục 2.3 chương 2. Trong phép chiếu của bản đồ địa hình, các kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu thị thành đường cong, nhưng độ cong của các kinh tuyến rất nhỏ, do đó trên tất cả các bản đồ địa hình đều thể hiện thành đường thẳng. Các đường vĩ tuyến trên các bản đồ tỷ lệ 1:50.000 được thể hiện như những đường thẳng còn trên các bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được thể hiện là đường cong. 5.1.3. Nội dung của bản đồ địa hình Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: Thuỷ hệ, các điểm dân cư; các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá; mạnh lưới các đường giao thông; dáng đất, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng; các đường ranh giới... Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chi tiết cao và được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. Khi sử dụng bản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng, do vậy các vật định hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ địa hình. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình đại học nghiên cứu bản đồ bản đồ học cách sử dụng bản đồ các thiết lập bản đồGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 470 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 202 1 0 -
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 200 0 0 -
Giáo trình chứng khoán cổ phiếu và thị trường (Hà Hưng Quốc Ph. D.) - 4
41 trang 192 0 0 -
Giáo trình hướng dẫn phân tích các thao tác cơ bản trong computer management p6
5 trang 190 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 171 0 0 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 168 0 0 -
Giáo trình phân tích giai đoạn tăng lãi suất và giá trị của tiền tệ theo thời gian tích lũy p10
5 trang 167 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 157 0 0