Bản đồ nước ta trước năm 2000 đều sử dụng múi chiếu Gauss, trong hệ thống múi 6o đối với các bản đồ có tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25000, trong hệ thống múi 3o đối với các bản đồ có tỷ lệ 10.000. Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 – được áp dụng thống nhất để xây dựng hệ thống bản đồ địa hình và áp dụng trong việc triển khai các dự án (hoặc luận chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình bản đồ học part 6
Bản đồ nước ta trước năm 2000 đều sử dụng múi chiếu Gauss, trong hệ
thống múi 6o đối với các bản đồ có tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25000, trong hệ
thống múi 3o đối với các bản đồ có tỷ lệ 10.000.
Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng
hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 – được áp dụng thống nhất để xây
dựng hệ thống bản đồ địa hình và áp dụng trong việc triển khai các dự án (hoặc
luận chứng kinh tế kỹ thuật) về đo vẽ bản đồ điạ hình với lưới chiếu toạ độ
phẳng cơ bản là lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế. Lưới chiếu
bản đồ được quy định như sau:
+ Sử dụng lưới chiếu h ình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 11o và 21o
đ ể thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản ở tỷ lệ 1:1.000.000
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ số
đ iều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình
cơ bản tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000.
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số
đ iều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình
cơ bản tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.
- Sự phân mảnh: Để tiện sử dụng các bản đồ địa hình người ta phải thiết
lập hệ thống phân mảnh và danh pháp chặt chẽ, trên cơ sở phân mảnh và danh
p háp của bản đồ tỷ lệ 1:100.000 như đ ã trình bày ở mục 2.3 chương 2.
Trong phép chiếu của bản đồ địa hình, các kinh tuyến và vĩ tuyến đ ược
b iểu thị thành đường cong, nhưng độ cong của các kinh tuyến rất nhỏ, do đó
trên tất cả các bản đồ địa hình đ ều thể hiện thành đường thẳng. Các đường vĩ
tuyến trên các bản đồ tỷ lệ 1 :50.000 được thể hiện như những đường thẳng
còn trên các bản đồ tỷ lệ 1 :100.000 được thể hiện là đường cong.
5 .1.3. Nội dung của bản đồ địa hình
111
Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: Thuỷ hệ, các đ iểm
d ân cư; các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá; mạnh lưới các
đ ường giao thông; dáng đất, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng; các đường ranh
giới... Tất cả các đ ối tượng nói trên đ ược thể hiện trên bản đồ địa hình với độ
chi tiết cao và được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. Khi sử d ụng
b ản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng, do vậy các vật định
hướng cũng là yếu tố tất yếu của nội dung bản đồ đ ịa hình.
1 - Địa vật định hướng:
Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh
chóng và chính xác trên bản đồ (ví dụ: các toà nhà cao, nhà thờ, cột cây số,...).
Các địa vật định hướng cũng còn bao gồm cả một số địa vật không nhô cao so
với mặt đất nhưng d ễ dàng nhận biết (ví dụ như: ngã 3, ngã 4 đ ường sá, các
giếng ở ngo ài vùng dân cư...).
2 - Thuỷ hệ:
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ trên bản đồ địa hình. Trên bản đồ biểu
thị các đường bờ biển, bờ hồ, bờ của các con sông lớn được vẽ bằng 2 nét. Các
đường bờ nước được thể hiện trên bản đồ theo đúng đặc điểm của từng kiểu đường
bờ.
Trên b ản đồ biểu thị tất cả các con sô ng có chiều dài từ 1cm trở lên.
N goài ra còn thể hiện các kênh đ ào, m ương mán, các nguồn nước tự nhiên và
nhân tạo. Đồng thời còn p hải thể hiện các thiết bị thuộc thuỷ hệ (như các b ến
cảng, cầu cống, trạm thủy đ iện, đập,...).
Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng các đặc trưng chất
lượng và số lượng (độ mặn của nước, đặc điểm và độ cao của đường bờ, độ sâu
và độ rộng của sô ng, tốc độ nước chảy).
Trên bản đ ồ, sô ng được thể hiện bằng một nét hay hai nét là phụ thuộc
vào độ rộng của nó ở thực địa và tỷ lệ của bản đồ (b ảng 5.1)
Bảng 5.1
112
Độ rộng của sông ở thực địa (m)
Biểu thị sô ng
1 :10.000 1:25.000 1:50.000 1:100.000
- 1 nét 60
rộng của sô ng
3 - Các điểm dân cư:
Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa
hình. Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và ý nghĩa hành
chính – chính trị của nó. Theo kiểu cư trú, phân ra thành các nhóm: các thành phố,
các điểm dân cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố ven đường sắt, nơi nghỉ
mát), các điểm dân cư nông thôn (thôn, ấp, nhà độc lập,...). Kiểu điểm dân cư
được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu chữ ghi chú tên của nó.
K hi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình thì phải giữ đ ược đặc
trưng của chúng về quy hoạch, cấu trúc.
Trên các bản đồ tỷ lệ 1 :5000 có thể biểu thị được tất cả các vật kiến trúc
theo kích thước của chúng, đồng thời thể hiện đặc trưng của vật liệu x ây dựng,
độ rộng của các đ ường phố cũng được thể hiện theo tỷ lệ bản đồ.
Trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 các điểm dân cư được biểu thị bằng ký hiệu
q uy ước các ngôi nhà và các vật kiến trúc riêng biệt nhưng ...