Giáo trình Bệnh học cơ sở: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Số trang: 80
Loại file: pdf
Dung lượng: 572.34 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình Bệnh học cơ sở tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: chẩn đoán và điều trị thiếu máu; rối loạn nước điện giải; sốt cao gây co giật; sốc phản vệ; tăng huyết áp; suy tim; tai biến mạch máu não; rối loạn chuyển hóa lipid máu; bệnh đái tháo đường; bệnh basedow;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh học cơ sở: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Giáo trình Bệnh Học CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁUMục tiêu: 1. Trình bày định nghĩa về thiếu máu 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của thiếu máu 3. Trình bày các xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh thiếu máu 4. Trình bày chẩn đoán mức độ thiếu máu 5. Trình bày các biến chứng của thiếu máu 6. Nêu các nguyên nhân gây thiếu máuI. ĐỊNH NGHĨA Thiếu máu được định nghĩa là một sự giảm sút khối lượng hồng cầu trong hệthống tuần hoàn, tiêu chuẩn thường là Hemoglobin (Hb) < 12g/dl; Hematocrite(Hct) < 36% ở nữ và Hb < 14g/dl; Hct < 41% ở nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những trị số về máu không phản ánhđúng những biến đổi về khối lượng hồng cầu. Thí dụ Hb, Hct tăng giả tạo ở bệnhnhân giảm thể tích huyết tương cấp như bỏng rộng, mất nước nặng. Ngược lại cáctrị số này có thể thấp giả tạo ở bệnh nhân có tăng thể tích máu như khi phụ nữ cóthai hay suy tim xung huyết. Những trị số bình thường về máu có sự khác nhau theo lứa tuổi. Các trị sốmáu ở phụ nữ nói chung thấp hơn ở nam giới (cùng độ tuổi) khoảng 10%. Ở cácvùng núi cao, trị số máu cao hơn tương ứng với độ cao chênh trên mức nước biển. Thiếu máu có thể được xác định khi trị số máu thấp hơn 10% trị số trung bìnhcủa từng giới. Song vì lượng Hb bình thường thay đổi ở gần giới hạn, nên việc xácđịnh thiếu máu nhẹ có thể không chắc chắn.II. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC THIẾU MÁU Thiếu máu là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, nguyên nhân gây thiếu máurất nhiều, ở Việt Nam có thể gặp hầu hết các nguyên nhân, riêng bệnh thiếu máuhồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 thì hầu như chưa gặp. Nói chung thiếumáu thường gặp hơn ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. 62 Giáo trình Bệnh Học Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng tại một số vùng ở miền bắc Việt Nam(năm 1990) thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai ở nông thôn là 49% và ở thànhphố Hà Nội là 41%.Năm 1995, trong một điều tra toàn quốc về thiếu máu cho thấy: Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6 tháng đến 24 tháng tuổi là 60,5%. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 24 đến 60 tháng tuổi là 29,8%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ không có thai là 41,2%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 52,3%. Tỷ lệ thiếu máu ở nam trưởng thành là 16,5%. Theo các vùng sinh thái thì tỷ lệ thiếu máu cao nhất là ở Tây Nguyên, tươngđối thấp là vùng đồng bằng Bắc Bộ.III. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có nhiều cách phân loại thiếu máu,sau đây phân loại dựa trên động học hồng cầu. Thiếu máu với chỉ số hồng cầu lướithấp gợi ý có sự suy giảm sản xuất hồng cầu, chỉ số hồng cầu lưới tăng cao thườngliên quan đến các nguyên nhân do mất máu hoặc phá huỷ hồng cầu. Xác địnhMCV cũng như xét nghiệm huyết đồ hỗ trợ thêm cho việc xác lập chẩn đoán.3.1. Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu(Chỉ số hồng cầu lưới thấp)3.1.1. Thiếu máu thể tích trung bình hồng cầu thấp* Thiếu sắt: Đây là rối loạn đặc biệt hay gặp ở Việt Nam, đối tượng thường gặp là phụ nữ. Trong trường hợp không có chảy máu do kinh nguyệt, mất máu ở dạ dày- ruộtđược coi như là nguyên nhân chính ở bệnh nhân trưởng thành. Tình trạng hấp thusắt (bệnh ỉa chảy phân mỡ, sau cắt đoạn dạ dày) hay tăng nhu cầu sắt (có thai, chocon bú, trẻ em) cũng có thể dẫn đến thiếu sắt. Ở nước ta nhiễm giun móc là nguyênnhân rất phổ biến Ở khu vực nông thôn.* Thalassemia: Đây là bệnh rối loạn về số lượng huyết sắc tố, đây là bệnh di truyền có hư hạiđến kiểm soát chịu trách nhiệm điều hoà sự tổng hợp các chuỗi Polypeptid của 63 Giáo trình Bệnh Họcglobin, đen kiểm soát bị hư hại thì tỷ lệ sản xuất các chuỗi sẽ bị thay đổi. Bệnhthường gặp ở vùng Địa Trung Hải, ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.* Thiếu máu trong các bệnh mạn tính.* Nhiễm độc chì.3.1. 2. Thiếu máu thể tích trung bình hồng cầu cao:* Thiếu máu hồng cầu to: Thiếu vitamin B12 Thiếu acid Folic Do thuốc* Nghiện rượu* Hội chứng rối loạn tuỷ xương* Thiểu năng tuyên giáp3.1.3. Thiếu máu thể tích trung binh hồng cầu binh thường: - Thiếu máu suy tuỷ - Thiếu máu trong các bệnh mạn tính - Thiếu máu đo suy thận mạn tính - Thiếu máu liên quan đến các bệnh nội tiết - Thiếu máu do thâm nhiễm tuỷ xương3.2. Thiếu máu do tăng huỷ hoại hồng cầu (chỉ số hồng cầu lưới tương đốibình thường)3.2.1. Chảy máu3.2.2. Thiếu máu huyết tán di truyền* Bệnh huyết sắc tố. bệnh hồng cầu hình liềm* Thiếu men hồng cầu: thiếu G6-PD* Bất thường của protein cấu trúc hồng cầu: bệnh hồng cầu hình bi3.2.3. Thiếu máu huyết tán mắc phải* Do miễn dịch trung gian - Kháng thể nóng - Kháng thể lạnh* Do thuốc: hay gặp nhất là do Methyldopa. 64 Giáo trình Bệnh Học* Huyết sắc tố niệu đêm kịch phát* Thiếu máu huyết tán do bệnh vi mạch* Huyết tán do chấn thương* Các bệnh gan* Cường láchIV. TRIỆU CHỨNG THIẾU MÁU Triệu chứng của thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, mức độthiếu máu, thiếu máu xảy ra nhanh hay chậm và khả năng thích nghi của cơ thể.Bệnh nhân càng lớn tuổi thì khả năng thích nghi càng khó khăn, thiếu máu xảy ratrên bệnh nhân có sẵn các bệnh đặc biệt là tim - phổi thì có thể gây các triệu chứngtrầm trọng hơn. Mặc dù mức độ thiếu máu nặng nhưng cơ thể vẫn có thể chịu đựng được nếunhư thiếu máu phát triển từ từ. Nhưng nói chung khi Hb < 7g/dl sẽ có các dấu hiệuthiếu oxy ở tổ chức (mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, khó thở. . .) . Có mộtsố triệu chứng chung cho mọi loại thiếu máu, bất kỳ do nguyên nhân nào.- Xanh xao ở da và niêm mạc: Thư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh học cơ sở: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Giáo trình Bệnh Học CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁUMục tiêu: 1. Trình bày định nghĩa về thiếu máu 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của thiếu máu 3. Trình bày các xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh thiếu máu 4. Trình bày chẩn đoán mức độ thiếu máu 5. Trình bày các biến chứng của thiếu máu 6. Nêu các nguyên nhân gây thiếu máuI. ĐỊNH NGHĨA Thiếu máu được định nghĩa là một sự giảm sút khối lượng hồng cầu trong hệthống tuần hoàn, tiêu chuẩn thường là Hemoglobin (Hb) < 12g/dl; Hematocrite(Hct) < 36% ở nữ và Hb < 14g/dl; Hct < 41% ở nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những trị số về máu không phản ánhđúng những biến đổi về khối lượng hồng cầu. Thí dụ Hb, Hct tăng giả tạo ở bệnhnhân giảm thể tích huyết tương cấp như bỏng rộng, mất nước nặng. Ngược lại cáctrị số này có thể thấp giả tạo ở bệnh nhân có tăng thể tích máu như khi phụ nữ cóthai hay suy tim xung huyết. Những trị số bình thường về máu có sự khác nhau theo lứa tuổi. Các trị sốmáu ở phụ nữ nói chung thấp hơn ở nam giới (cùng độ tuổi) khoảng 10%. Ở cácvùng núi cao, trị số máu cao hơn tương ứng với độ cao chênh trên mức nước biển. Thiếu máu có thể được xác định khi trị số máu thấp hơn 10% trị số trung bìnhcủa từng giới. Song vì lượng Hb bình thường thay đổi ở gần giới hạn, nên việc xácđịnh thiếu máu nhẹ có thể không chắc chắn.II. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC THIẾU MÁU Thiếu máu là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, nguyên nhân gây thiếu máurất nhiều, ở Việt Nam có thể gặp hầu hết các nguyên nhân, riêng bệnh thiếu máuhồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 thì hầu như chưa gặp. Nói chung thiếumáu thường gặp hơn ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. 62 Giáo trình Bệnh Học Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng tại một số vùng ở miền bắc Việt Nam(năm 1990) thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai ở nông thôn là 49% và ở thànhphố Hà Nội là 41%.Năm 1995, trong một điều tra toàn quốc về thiếu máu cho thấy: Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6 tháng đến 24 tháng tuổi là 60,5%. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 24 đến 60 tháng tuổi là 29,8%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ không có thai là 41,2%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 52,3%. Tỷ lệ thiếu máu ở nam trưởng thành là 16,5%. Theo các vùng sinh thái thì tỷ lệ thiếu máu cao nhất là ở Tây Nguyên, tươngđối thấp là vùng đồng bằng Bắc Bộ.III. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có nhiều cách phân loại thiếu máu,sau đây phân loại dựa trên động học hồng cầu. Thiếu máu với chỉ số hồng cầu lướithấp gợi ý có sự suy giảm sản xuất hồng cầu, chỉ số hồng cầu lưới tăng cao thườngliên quan đến các nguyên nhân do mất máu hoặc phá huỷ hồng cầu. Xác địnhMCV cũng như xét nghiệm huyết đồ hỗ trợ thêm cho việc xác lập chẩn đoán.3.1. Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu(Chỉ số hồng cầu lưới thấp)3.1.1. Thiếu máu thể tích trung bình hồng cầu thấp* Thiếu sắt: Đây là rối loạn đặc biệt hay gặp ở Việt Nam, đối tượng thường gặp là phụ nữ. Trong trường hợp không có chảy máu do kinh nguyệt, mất máu ở dạ dày- ruộtđược coi như là nguyên nhân chính ở bệnh nhân trưởng thành. Tình trạng hấp thusắt (bệnh ỉa chảy phân mỡ, sau cắt đoạn dạ dày) hay tăng nhu cầu sắt (có thai, chocon bú, trẻ em) cũng có thể dẫn đến thiếu sắt. Ở nước ta nhiễm giun móc là nguyênnhân rất phổ biến Ở khu vực nông thôn.* Thalassemia: Đây là bệnh rối loạn về số lượng huyết sắc tố, đây là bệnh di truyền có hư hạiđến kiểm soát chịu trách nhiệm điều hoà sự tổng hợp các chuỗi Polypeptid của 63 Giáo trình Bệnh Họcglobin, đen kiểm soát bị hư hại thì tỷ lệ sản xuất các chuỗi sẽ bị thay đổi. Bệnhthường gặp ở vùng Địa Trung Hải, ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.* Thiếu máu trong các bệnh mạn tính.* Nhiễm độc chì.3.1. 2. Thiếu máu thể tích trung bình hồng cầu cao:* Thiếu máu hồng cầu to: Thiếu vitamin B12 Thiếu acid Folic Do thuốc* Nghiện rượu* Hội chứng rối loạn tuỷ xương* Thiểu năng tuyên giáp3.1.3. Thiếu máu thể tích trung binh hồng cầu binh thường: - Thiếu máu suy tuỷ - Thiếu máu trong các bệnh mạn tính - Thiếu máu đo suy thận mạn tính - Thiếu máu liên quan đến các bệnh nội tiết - Thiếu máu do thâm nhiễm tuỷ xương3.2. Thiếu máu do tăng huỷ hoại hồng cầu (chỉ số hồng cầu lưới tương đốibình thường)3.2.1. Chảy máu3.2.2. Thiếu máu huyết tán di truyền* Bệnh huyết sắc tố. bệnh hồng cầu hình liềm* Thiếu men hồng cầu: thiếu G6-PD* Bất thường của protein cấu trúc hồng cầu: bệnh hồng cầu hình bi3.2.3. Thiếu máu huyết tán mắc phải* Do miễn dịch trung gian - Kháng thể nóng - Kháng thể lạnh* Do thuốc: hay gặp nhất là do Methyldopa. 64 Giáo trình Bệnh Học* Huyết sắc tố niệu đêm kịch phát* Thiếu máu huyết tán do bệnh vi mạch* Huyết tán do chấn thương* Các bệnh gan* Cường láchIV. TRIỆU CHỨNG THIẾU MÁU Triệu chứng của thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, mức độthiếu máu, thiếu máu xảy ra nhanh hay chậm và khả năng thích nghi của cơ thể.Bệnh nhân càng lớn tuổi thì khả năng thích nghi càng khó khăn, thiếu máu xảy ratrên bệnh nhân có sẵn các bệnh đặc biệt là tim - phổi thì có thể gây các triệu chứngtrầm trọng hơn. Mặc dù mức độ thiếu máu nặng nhưng cơ thể vẫn có thể chịu đựng được nếunhư thiếu máu phát triển từ từ. Nhưng nói chung khi Hb < 7g/dl sẽ có các dấu hiệuthiếu oxy ở tổ chức (mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tức ngực, khó thở. . .) . Có mộtsố triệu chứng chung cho mọi loại thiếu máu, bất kỳ do nguyên nhân nào.- Xanh xao ở da và niêm mạc: Thư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Bệnh học cơ sở Bệnh học cơ sở Điều trị thiếu máu Rối loạn nước điện giải Sốc phản vệ Bệnh tăng huyết áp Bệnh suy tim Bệnh đái tháo đườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp: phần 1
33 trang 183 0 0 -
Báo cáo Các ca lâm sàng sốc phản vệ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
21 trang 126 0 0 -
Báo cáo: Chương trình đánh giá nhanh tình hình tiếp cận Insulin tại việt nam 2008
60 trang 99 0 0 -
Điều trị đái tháo đường ở những đối tượng đặc biệt
5 trang 94 0 0 -
49 trang 87 0 0
-
73 trang 68 0 0
-
10 trang 49 0 0
-
38 trang 48 0 0
-
Bác sĩ tốt nhất là chính mình: để trái tim luôn khỏe mạnh (Tập 8) - Phần 1
80 trang 40 0 0 -
Đồ uống và bệnh đái tháo đường: phần 2 - nxb thanh niên
81 trang 38 0 0