Danh mục

Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt: Bậc tiểu học - Lê Quốc Kịch

Số trang: 35      Loại file: doc      Dung lượng: 447.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Âm tiết tiếng Việt, cấu tạo tiếng Việt, từ loại tiếng Việt, các dạng liên kết trong tiếng Việt, nghĩa của từ tiếng Việt, các thành phần trong câu tiếng Việt,... là những nội dung chính trong 'Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt' bậc tiểu học. Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt: Bậc tiểu học - Lê Quốc Kịch Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm                                                                       Giáo viên biên soạn : Lê Quốc  Kịch Trường Tiểu học Phường 1                                                                                 http://violet.vn/kich1987 GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ­ MÔN  TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC. LỜI NÓI ĐẦU: ­ Theo “Chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất đúng đắn là : “Nâng   cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng ta hướng đến phát triển   tối đa những năng lực còn tìm ẩn trong mỗi học sinh.  Ở nhiều trường Tiểu học, đồng thời với   nhiệm vụ  phổ  cập giáo dục Tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi góp   phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. ­ Như  chúng ta đã biết Tiếng Việt có một vị  trí, vai trò quan trọng trong nhà trường. Đặc  biệt là trong nhà trường Tiểu học. Là nơi cung cấp những kiến thức sơ  giản ban đầu để  học  sinh học tiếp các bậc cao hơn hay bước vào đời sống xã hội. Và hơn hết, Tiếng Việt lại là môn   học chính giúp học sinh học tốt các môn học khác. ­ Giáo trình “Bồi dưỡng học sinh học tốt môn Tiếng Việt” này sẽ  cung cấp cho học sinh   những căn cứ, cơ sở khoa học để  các em lãnh hội tri thức tốt hơn, có hứng thú học môn Tiếng   Việt; rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt để  học tập và giao tiếp trong các   môi trường hoạt động của lứa tuổi. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, hình thành thói quen giữ  gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam  xã hội chủ nghĩa. ­ Trong quá trình dạy học, nhà giáo dục nào cũng mong muốn mang về hiệu quả cao nhất.   Đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Bởi nó là điều kiện, tiền đề  mà cũng là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Hơn nữa, nếu giáo viên có được   phương pháp và kế hoạch bồi dưỡng học sinh học tốt môn Tiếng Việt thì không những giúp các  em nâng cao kết quả  học tập của mình lên đáng kể  mà còn trang bị cho các em một hành trang   vững chắc giúp các em vững tin hơn để bước vào cuộc sống tốt đẹp. 1 Phòng GD&ĐT Thị xã Ngã Năm                                                                       Giáo viên biên soạn : Lê Quốc  Kịch Trường Tiểu học Phường 1                                                                                 http://violet.vn/kich1987 I. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT ­ CẤU TẠO ÂM TIẾT : 1) Khái niệm âm tiết (tiếng) Tiếng Việt : Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên dễ nhận biết nhất. Ví dụ 1 : ta, tan, tay ... (chú ý: không được đánh vần là : a ­ t ­ a ­ ta). Ví dụ 2 :  + Anh ta cảm thấy “e ngại” khi làm công việc đó.  “e” là âm tiết. + Cháu Nam đang viết chữ “e”. “e” là âm tiết. + Bé đánh vần tiếng “em”. “e” không phải là âm tiết. Ví dụ 3 : Tìm đỉnh âm tiết của câu sau : “Trên trời mây trắng như bông.”  Các đỉnh âm tiết : ê, ơ, â, ă, ư, ô. Ví dụ 4 :  ­ Từ  “cụ  ạ” là hai âm tiết. u trong “cụ  ạ” là âm tiết chính trong từ  cụ, u và a trong “cụ   ạ”   không có mối quan hệ với nhau. ­ Từ  “quạ” : u trong từ “quạ” là âm đệm, a là âm chính (mối quan hệ  giữa âm đệm và âm   chính trong vần ạ). 2) Cấu tạo âm tiết (tiếng) :  a) Cấu tạo âm tiết Tiếng Việt : ­ Cấu tạo âm tiết gồm 2 phần : phụ âm đầu và vần. Hai phần này tách biệt nhau bởi “nói   láy” và “từ láy”. Thanh điệu (thanh huyền) Phụ âm đầu Vần (Vd : toàn) Âm đệm âm chính âm cuối t o a n Ví dụ về bảng phân tích cấu tạo các âm tiết : Âm tiết  Vần Phụ âm đầu Thanh điệu (tiếng) Âm đệm Âm chính Âm cuối Quyện q u yê n nặng Quả q u a hỏi Của c ua hỏi Gìn gi i n huyền Gì ...

Tài liệu được xem nhiều: