Giáo trình Chăm sóc cây cà phê là mô đun chuyên môn của nghề trồng cà phê; thời gian của mô đun: 129 giờ (Lý thuyết: 14giờ; Thực hành: 115 giờ). Với mục tiêu sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng nắm được các khâu trong quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê; các định được thời điểm tưới nước, lượng nước tưới cho cà phê ở mỗi đợt tưới;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăm sóc cây cà phê - MĐ03: Trồng cà phêBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ Mã mô đun số: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG CÀ PHÊ TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình, cho nên các nguồn thông tin có thểđược cho phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạovà tham khảo. Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanhthiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ làm mọi cách để bảo vệ bảnquyền của mình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cám ơn và hoan nghênh các thôngtin giúp chúng tôi sửa chữa, hiệu đính và hoàn thiện tài liệu ngày một tốt hơn. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 LỜI GIỚI THIỆU Cà phê là cây trồng cần sự chăm sóc đặc biệt. Nó yêu cầu thâm canh caođộ, liên tục và toàn diện. Thực tế sản xuất cà phê trong nước đã cho thấy, quản lýchăm sóc thiếu và kém thì vườn cà phê cho năng suất thấp và cây mau già cỗi.Những vườn cà phê thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đều cho năng suất cao.Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là khu vực Tây nguyên cóhai mùa khô và mưa rõ rệt, sau khi trồng cà phê nếu không thực hiện đúng quytrình kỹ thuật quản lý chăm sóc sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại như : Cây càphê chết đói (do thiếu dinh dưỡng), chết khát (do thiếu nước trong mùa khô), chếtngạt (Lá rách, cây xơ xác), chết chém (cành cây bị phát khi dùng máy hoặc daophát cỏ), chết cháy (do không phòng chống cháy trong mùa khô) … Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê, công tác chăm sóc vườncà phê sau khi trồng (kể cả 2 thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh bao gồm cáccông việc chính, được thể hiện ở các bài như sau : Làm bồn, tưới nước, tủ gốc và trồng dặm Làm cỏ, bón phân Tạo hình, sửa cành Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề, Tổng Công Ty DâuTằm Tơ Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Thưc Nghiệm Nông Lâm Nghiệp TâyNguyên, tập thể giáo viên Khoa Trồng Trọt trường Cao Đẳng Công Nghệ và KinhTế Bảo Lộc và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành bộ giáotrình này. Với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo và những hạn chếtrong phương pháp biên soạn nên giáo trình mô đun : Chăm sóc cây cà phê chắcchắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếnquý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi chogiáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề nói riêng vàsự phát triển của nghề Trồng cà phê nói chung.THAM GIA BIÊN SOẠN1. Chủ biên Nguyễn Văn Tân2. Nguyễn Văn Chiến3. Đặng Thị Hồng4. Nguyễn Hữu LễMỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Tham gia biên soạn 3 Mục lục 4 Bài 1: Làm bồn, tưới nước, tủ gốc và trồng dặm 6 Bài 2: Làm cỏ, bón phân 19 Bài 3: Tạo hình, sửa cành 39 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 67 Tài liệu tham khảo 90 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo 91 trình dạy nghề trình độ sơ cấp Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề 92 trình độ sơ cấp MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ Mã số mô đun: MĐ 03 Giới thiệu về Mô đun: - Mô đun chăm sóc cà phê, là mô đun chuyên môncủa nghề trồng cà phê; Thời gian của mô đun: 129 giờ (Lý thuyết: 14giờ; Thựchành: 115 giờ). Được bố trí sau khi ho ̣c sinh đã học xong mô đun 1 và mô đun 2.Đây là một trong những mô đun kỹ năng nghề quan trọng của nghề Kỹ thuật trồngcà phê, có liên quan chặt chẽ với mô đun Trồng, phòng trừ dịch hại và thu hoạchcà phê. Với mục tiêu sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng: - Nắm được các khâu trong quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê: Tưới nước,tủ gốc; trồng dặm; làm cỏ, bón phân; tạo hình, sửa cành và cưa đốn phục hồi, ghépcải tạo vườn cà phê … - Xác định được thời điểm tưới nước, lượng nước tưới cho cà phê ở mỗiđợt tưới. - Thực hiện các thao tác chính xác, cẩn thận, tỷ mỉ và đảm bảo an toàn laođộng, vệ sinh môi trường - Yêu cầu học sinh cần phải tham gia đủ số giờ lý thuyết và thực hành,trong quá trình học phải chú ý lắng nghe, quan sát tỷ mỷ các thao tác của ngườihướng dẫn; Đồng thời thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn. Đánh gia kết quả học tập mô đun qua các hình thức sau: - Đánh giá kiến thức lý thuyết thông qua các bài kiểm tra viết hoặc kiểm tratrắc nghiệm trong mô đun - Đánh giá kết quả thực hành thông qua hệ thống các bài tập thực hành trongtừng bài dạy và bài tập thực hành tổng thể của mô đun - Việc kiểm tra đánh giá thực hiện theo các qui định tại Điều 21 (Quyết địnhsố 14/2007/QĐ-BLĐTBXH; ngày 24/5/2007) BÀI 1: LÀM BỒN, TƯỚI NƯỚC, TỦ GỐC VÀ TRỒNG DẶMMở đầu : Theo các nhà khoa học, do đặc điểm sinh học của cây cà phê, phần lớnlượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, chỉ sâu vào lòng đất từ 0 đến 30 cm,độ trùm của rễ biến động từ 0 đến 50 cm, cây có bề mặt tán lá tương đối lớn nêncần lượng nước cao. Vì vậy phải tưới bổ sung nước vào mùa khô. Muốn tăng hiệu lực nước tướivà tận dụng lượng mưa hiếm hoi của mùa khô cũng như tiết kiệm nước tưới taphải làm bồn và tủ gốc giữ ẩm cho cà phê. Mặt khác để đảm bảo mật độ cây trên diện tích đây là cơ sở để ...