Danh mục

Giáo trình Chăm sóc lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.12 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của giáo trình Chăm sóc lúa trình bày các công việc trong quá trình chăm sóc lúa như: Dặm lúa, quản lý nước cho ruộng lúa, phòng trừ cỏ dại hại lúa, bón phân cho lúa, phòng trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa. Sau mỗi bài trong mô đun đều có các câu hỏi và bài tập thực hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăm sóc lúa (Nghề: Trồng lúa năng suất cao) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC LÚA MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Năm 2016 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và điều chỉnh giáo trình đào tạo nghề Trồng lúa năng suất cao. Đây là giáo trình mô đun đào tạo nghề có trình độ đào tạo dưới 3 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là mô đun “Chăn sóc lúa” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là mô đun thứ ba trong số 4 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Trồng lúa năng suất cao” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 8 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 1. Dặm lúa Bài 2. Quản lý nước cho cây lúa Bài 3. Phòng trừ cỏ dại hại lúa Bài 4. Bón phân cho lúa Bài 5. Phòng trừ côn trùng hại lúa Bài 6. Phòng trừ bệnh hại lúa Bài 7. Phòng trừ động vật hại lúa Bài 8. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để thâm canh lúa. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Chăm sóc lúa” trình độ sơ cấp nghề. 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 MÔ ĐUN GIEO TRỒNG LÚA ..................................................................................... 3 Bài 1. Dặm lúa ................................................................................................................ 3 Bài 2. Quản lý nước cho cây lúa .................................................................................... 8 Bài 3. Phòng trừ cỏ dại hại lúa ..................................................................................... 16 Bài 4. Bón phân cho lúa ............................................................................................... 23 Bài 5. Phòng trừ côn trùng hại lúa ............................................................................... 33 Bài 6. Phòng trừ bệnh hại lúa ....................................................................................... 58 Bài 7. Phòng trừ động vật hại lúa ................................................................................. 70 Bài 8. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để thâm canh lúa. .................................. 83 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 90 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 91 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 93 2 MÔ ĐUN. CHĂM SÓC LÚA Mã mô đun: MĐ 03 Thời gi n: 96 giờ Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc lúa là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Chăm sóc lúa. Nội dung của mô đun trình bày các công việc trong quá trình chăm sóc lúa như: Dặm lúa, quản lý nước cho ruộng lúa, phòng trừ cỏ dại hại lúa, bón phân cho lúa, phòng trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa. Sau mỗi bài trong mô đun đều có các câu hỏi và bài tập thực hành. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc chăm sóc lúa. Có kỹ năng dặm lúa, quản lý nước cho ruộng lúa, phòng trừ cỏ dại hại lúa, bón phân cho lúa, phòng trừ sâu hại lúa, phòng trừ bệnh hại lúa, phòng trừ động vật hại lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa. Bài 1. Dặm lú Mã ài: MĐ 03-1 Thời gi n: 4 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Xác định được diện tích ruộng lúa bị trống cần dặm. - Chuẩn bị đủ mạ dặm. - Dặm lúa đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Dặm lú 1.1. Khái niệm Sau khi sạ (cấy), trong ruộng lúa có những diện tích lúa bị chết do ngập nước, do ốc ăn hay động vật khác phá hại… phải dùng mạ có tương đương ngày tuổi và đúng giống để cấy vào diện tích ruộng bị trống đó để đảm bảo mật độ. Biện pháp này được gọi là dặm lúa. Hình 3.1a. Cấy dặm lúa Hình 3.1b. Cuốc dặm lúa 3 1.2. Xác định thời gi n và điều kiện dặm lú vào ruộng Sau khi sạ lúa từ 18 – 22 ngày (đối với lúa sạ) và sau khi cấy từ 5 – 7 ngày (đối với lúa cấy). Quan sát trên ruộng có những cây lúa bị hại, không lên được. Hoặc vùng ruộng bị trống không có cây lúa mọc, dùng mạ tương đương ngày tuổi và cùng giống với ruộng lúa để cấy vào những chỗ bị trống đó. Yêu cầu khi dặm lúa: - Cấy mạ phải đúng giống. - Cấy mạ tương đương ngày tuổi với lúa trong ruộng. - Khi ruộng sạ hay cấy trống nhiều (diện tích trên 1 m2) hoặc bị trồng ít ...

Tài liệu được xem nhiều: