Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên), TS. Chu Đức Thắng
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 19.75 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để có những kỹ năng về cơ sở nghề Thú y như cách tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh, những phương pháp chẩn đoán và các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc mời các bạn cùng tham khảo tiếp phần 2 của giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y. Phần thứ hai giới thiệu tới bạn đầy đủ toàn diện những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất trong công tác điều trị, mỗi sinh viên cần vận dụng những kiến thức đó một cách khéo léo, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, con bệnh cụ thể để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên), TS. Chu Đức Thắng Chương 6 BỆNH Ở HỆ TIÊU HOÁ Bệnh ở hệ tiêu hoá là bệnh thường xảy ra đối với mọi loài gia súc, nó chiếm tỷ lệ 33 - 53% trong các bệnh nội khoa. Địa dư nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi bất thường, trình độ, kỹ thuật chăn nuôi gia súc còn thấp kém nên hàng năm số gia súc chết về bệnh đường tiêu hoá rất nhiều, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở gia súc và bệnh lợn con phân trắng. Do đó, bệnh về hệ tiêu hoá là một loại bệnh mà những người làm công tác nội khoa phải đặc biêt chú ý. Những nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu hoá có nhiều mặt, song có thể tóm tắt những nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc kém; cho gia súc ăn những thức ăn kém phẩm chất (mốc, thối, ít dinh dưỡng, có lẫn tạp chất, chất độc,...). Thay đổi thức ăn cho gia súc đột ngột, do làm việc quá sức hoặc do chuồng trại thiếu vệ sinh. Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, lao, phó thương hàn,...) hoặc các bệnh kí sinh trùng (giun đũa, sán lá gan, tiên mao trùng,...) hoặc do một số bệnh của các cơ quan trong cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bệnh của răng miệng,...). Trong các loài gia súc khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý. Chính vì vậy, bệnh ở đường tiêu hoá của mỗi loài cũng có những điểm riêng biệt. Ví dụ: ở ngựa có dạ dày đơn và nhỏ hơn so với cơ thể nên hay mắc chứng bội thực, loài nhai lại có dạ dày bốn túi, trong quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ làm cho chúng dễ bị chướng hơi dạ cỏ,... Trong hàng loạt các bệnh của hệ tiêu hoá, trên thực tế gia súc non và gia súc già có tỷ lệ mắc cao hơn. Ở gia súc non do sự phát triển của cơ thể chưa hoàn thiện, sự thích ứng với ngoại cảnh kém, còn gia súc già nói chung sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn phải xét đến loại hình thần kinh và đặc điểm của từng cơ thể con vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mắc bệnh. Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở hai mặt đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá. 6.1. BỆNH VIÊM MIỆNG (Stomatitis) Viêm miệng là bệnh mà gia súc hay mắc, tuỳ theo tính chất viêm mà chia ra: viêm cata, viêm nổi mụn nước, mụn mủ, viêm màng giả, viêm hoại tử. Trong lâm sàng người 132 ta thấy ba thể viêm (viêm miệng thể cata, viêm nổi mụn nước, viêm miệng lở loét). Trong đó thể viêm miệng cata hay xảy ra. 6.1.1. Bệnh viêm miệng cata (Stomatitis catarrhalis) a. Đặc điểm Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của vùng miệng. Trong quá trình viêm nước rãi chảy nhiều và làm ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn, nước uống và nhai thức ăn. b. Nguyên nhân Nguyên nhân nguyên phát - Do niêm mạc miệng bị kích thích của các tác động cơ giới (thức ăn cứng, răng mọc chồi,...kích thích niêm mạc miệng → gây viêm. - Do kích thích về nhiệt (đồ ăn, nước uống quá nóng,...) - Do những tác động về hoá chất (các loại chất độc lẫn vào thức ăn gây nên, hoặc dùng một số hóa chất có tính kích thích mạnh trong điều trị) Nguyên nhân kế phát - Do viêm lan từ các khí quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu rồi đến miệng gây viêm. - Hậu quả của các bệnh toàn thân (như thiếu vitamin A, C, thiếu máu). - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như sốt lở mồm long móng, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, bệnh đậu, viêm màng mũi thối loét). c. Triệu chứng * Thể cấp tính: Con vật luôn chảy nhiều nước rãi (hình 6.1). Niêm mạc miệng khô, đỏ đều hay lấm tấm đỏ, con vật lấy thức ăn chậm chạp, nhai khó khăn. Trong miệng gia súc nóng, đau, có khi sưng vòm khẩu cái (ngựa). Nhìn trên niêm mạc ngoài hiện tượng đỏ còn thấy vết xây xát . Lưỡi có màu xám trắng, nếu bệnh nặng lưỡi sưng to, đau đớn, nếu viêm chân răng thì thấy chân răng đỏ, có khi có mủ. Hình 6.1. Nước dãi chảy nhiều * Thể mạn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng kéo dài, gia súc ăn kém và ngày càng gầy dần, niêm mạc miệng dày lên, lồi lõm, không nhẵn, mặt lưỡi bị loét, phía trong má niêm mạc viêm lở loét. d. Tiên lượng Bệnh ở thể nguyên phát khoảng 7 - 10 ngày con vật tự khỏi, nếu không chú ý hộ lý bệnh sẽ kéo dài, con vật gầy dần. 133 e. Chẩn đoán Bệnh dễ phát hiện, dựa vào triệu chứng để chẩn đoán song cần phải xem xét có phải là kế phát của các bệnh khác không, nhất là bệnh truyền nhiễm. Bệnh sốt lở mồm long móng: con vật sốt cao, vú và móng nổi mụn nước và mụn loét, bệnh lây lan nhanh. Bệnh dịch tả trâu bò: ngoài triệu chứng viêm miệng, con vật thể hiện viêm ruột rất rõ, bệnh lây lan nhanh. Bệnh viêm miệng hoá mủ có tính chất truyền nhiễm ở ngựa: Trong môi, má, lợi mọc lấm tấm những nốt bằng hạt vừng, hạt đậu sau đó hoá mủ, vỡ ra, hình thành các vết loét từng đám, bệnh có tính chất lây lan. Những bệnh kể trên lúc đầu viêm niêm mạc ở thể cata rồi mới đến các triệu chứng điển hình. g. Điều trị Hộ lý: không cho con vật ăn thức ăn cứng, uống nước nóng, những thức ăn có tính kích thích. Dùng thuốc điều trị: - Dùng dung dịch sát trùng rửa vùng miệng + Bệnh nhẹ: dùng natri carbonat 2 - 3% hoặc axit boric 3%, dung dịch phèn chua 3% để rửa niêm mạc miệng. + Bệnh nặng: dùng Ichthyol 1 - 3%, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%. + Bệnh thuộc dạng mạn tính: dùng natri bạc 0,1 - 0,5% hoặc sulfat đồng 0,2 - 0,5% rửa vết loét. Chú ý: Trong bệnh lở mồm long móng người ta thường dùng các nước quả chua - Bôi kháng sinh vào những nơi có nốt loét. - Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin A, C, B2, PP. 6.1.2. Bệnh viêm miệng nổi mụn nước (Stomatitis vesiculosa) a. Đặc điểm Trên mặt niêm mạc miệng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên), TS. Chu Đức Thắng Chương 6 BỆNH Ở HỆ TIÊU HOÁ Bệnh ở hệ tiêu hoá là bệnh thường xảy ra đối với mọi loài gia súc, nó chiếm tỷ lệ 33 - 53% trong các bệnh nội khoa. Địa dư nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi bất thường, trình độ, kỹ thuật chăn nuôi gia súc còn thấp kém nên hàng năm số gia súc chết về bệnh đường tiêu hoá rất nhiều, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở gia súc và bệnh lợn con phân trắng. Do đó, bệnh về hệ tiêu hoá là một loại bệnh mà những người làm công tác nội khoa phải đặc biêt chú ý. Những nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu hoá có nhiều mặt, song có thể tóm tắt những nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc kém; cho gia súc ăn những thức ăn kém phẩm chất (mốc, thối, ít dinh dưỡng, có lẫn tạp chất, chất độc,...). Thay đổi thức ăn cho gia súc đột ngột, do làm việc quá sức hoặc do chuồng trại thiếu vệ sinh. Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, lao, phó thương hàn,...) hoặc các bệnh kí sinh trùng (giun đũa, sán lá gan, tiên mao trùng,...) hoặc do một số bệnh của các cơ quan trong cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bệnh của răng miệng,...). Trong các loài gia súc khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý. Chính vì vậy, bệnh ở đường tiêu hoá của mỗi loài cũng có những điểm riêng biệt. Ví dụ: ở ngựa có dạ dày đơn và nhỏ hơn so với cơ thể nên hay mắc chứng bội thực, loài nhai lại có dạ dày bốn túi, trong quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ làm cho chúng dễ bị chướng hơi dạ cỏ,... Trong hàng loạt các bệnh của hệ tiêu hoá, trên thực tế gia súc non và gia súc già có tỷ lệ mắc cao hơn. Ở gia súc non do sự phát triển của cơ thể chưa hoàn thiện, sự thích ứng với ngoại cảnh kém, còn gia súc già nói chung sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn phải xét đến loại hình thần kinh và đặc điểm của từng cơ thể con vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mắc bệnh. Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở hai mặt đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá. 6.1. BỆNH VIÊM MIỆNG (Stomatitis) Viêm miệng là bệnh mà gia súc hay mắc, tuỳ theo tính chất viêm mà chia ra: viêm cata, viêm nổi mụn nước, mụn mủ, viêm màng giả, viêm hoại tử. Trong lâm sàng người 132 ta thấy ba thể viêm (viêm miệng thể cata, viêm nổi mụn nước, viêm miệng lở loét). Trong đó thể viêm miệng cata hay xảy ra. 6.1.1. Bệnh viêm miệng cata (Stomatitis catarrhalis) a. Đặc điểm Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của vùng miệng. Trong quá trình viêm nước rãi chảy nhiều và làm ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn, nước uống và nhai thức ăn. b. Nguyên nhân Nguyên nhân nguyên phát - Do niêm mạc miệng bị kích thích của các tác động cơ giới (thức ăn cứng, răng mọc chồi,...kích thích niêm mạc miệng → gây viêm. - Do kích thích về nhiệt (đồ ăn, nước uống quá nóng,...) - Do những tác động về hoá chất (các loại chất độc lẫn vào thức ăn gây nên, hoặc dùng một số hóa chất có tính kích thích mạnh trong điều trị) Nguyên nhân kế phát - Do viêm lan từ các khí quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu rồi đến miệng gây viêm. - Hậu quả của các bệnh toàn thân (như thiếu vitamin A, C, thiếu máu). - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như sốt lở mồm long móng, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, bệnh đậu, viêm màng mũi thối loét). c. Triệu chứng * Thể cấp tính: Con vật luôn chảy nhiều nước rãi (hình 6.1). Niêm mạc miệng khô, đỏ đều hay lấm tấm đỏ, con vật lấy thức ăn chậm chạp, nhai khó khăn. Trong miệng gia súc nóng, đau, có khi sưng vòm khẩu cái (ngựa). Nhìn trên niêm mạc ngoài hiện tượng đỏ còn thấy vết xây xát . Lưỡi có màu xám trắng, nếu bệnh nặng lưỡi sưng to, đau đớn, nếu viêm chân răng thì thấy chân răng đỏ, có khi có mủ. Hình 6.1. Nước dãi chảy nhiều * Thể mạn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng kéo dài, gia súc ăn kém và ngày càng gầy dần, niêm mạc miệng dày lên, lồi lõm, không nhẵn, mặt lưỡi bị loét, phía trong má niêm mạc viêm lở loét. d. Tiên lượng Bệnh ở thể nguyên phát khoảng 7 - 10 ngày con vật tự khỏi, nếu không chú ý hộ lý bệnh sẽ kéo dài, con vật gầy dần. 133 e. Chẩn đoán Bệnh dễ phát hiện, dựa vào triệu chứng để chẩn đoán song cần phải xem xét có phải là kế phát của các bệnh khác không, nhất là bệnh truyền nhiễm. Bệnh sốt lở mồm long móng: con vật sốt cao, vú và móng nổi mụn nước và mụn loét, bệnh lây lan nhanh. Bệnh dịch tả trâu bò: ngoài triệu chứng viêm miệng, con vật thể hiện viêm ruột rất rõ, bệnh lây lan nhanh. Bệnh viêm miệng hoá mủ có tính chất truyền nhiễm ở ngựa: Trong môi, má, lợi mọc lấm tấm những nốt bằng hạt vừng, hạt đậu sau đó hoá mủ, vỡ ra, hình thành các vết loét từng đám, bệnh có tính chất lây lan. Những bệnh kể trên lúc đầu viêm niêm mạc ở thể cata rồi mới đến các triệu chứng điển hình. g. Điều trị Hộ lý: không cho con vật ăn thức ăn cứng, uống nước nóng, những thức ăn có tính kích thích. Dùng thuốc điều trị: - Dùng dung dịch sát trùng rửa vùng miệng + Bệnh nhẹ: dùng natri carbonat 2 - 3% hoặc axit boric 3%, dung dịch phèn chua 3% để rửa niêm mạc miệng. + Bệnh nặng: dùng Ichthyol 1 - 3%, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%. + Bệnh thuộc dạng mạn tính: dùng natri bạc 0,1 - 0,5% hoặc sulfat đồng 0,2 - 0,5% rửa vết loét. Chú ý: Trong bệnh lở mồm long móng người ta thường dùng các nước quả chua - Bôi kháng sinh vào những nơi có nốt loét. - Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin A, C, B2, PP. 6.1.2. Bệnh viêm miệng nổi mụn nước (Stomatitis vesiculosa) a. Đặc điểm Trên mặt niêm mạc miệng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Chẩn đoán nội khoa thú y Chẩn đoán nội khoa thú y Phần 2 Chẩn đoán nội khoa thú y Công tác điều trị bệnh Bệnh nội khoa thú y Bệnh hệ tiêu hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 115 0 0 -
Tiểu luận Bệnh nội khoa thú y: Bệnh dạ cỏ ở gia súc và phương pháp phòng trị
26 trang 35 0 0 -
29 trang 21 0 0
-
Tìm hiểu phương pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em từ 0 đến 6 tuổi (Tập 2): Phần 1
74 trang 14 0 0 -
TRẮC NGHIỆM - Bệnh hệ tiêu hoá
29 trang 14 0 0 -
7 trang 12 0 0
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 2
45 trang 11 0 0 -
Bài giảng Bệnh nội khoa thú y - TS. Phan Thị Hồng Phúc
221 trang 10 0 0 -
Giáo trình Bệnh chó mèo (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
60 trang 10 0 0 -
GIẢI PHẪU SINH LÝ - TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TIÊU HÓA
54 trang 8 0 0