Danh mục

Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên), TS. Chu Đức Thắng

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 21.96 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y cung cấp cho các bạn những kỹ năng về cơ sở nghề nghiệp như cách tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh, những phương pháp chẩn đoán và các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc. Phần thứ nhất của giáo trình trình bày về: Chẩn đoán bệnh thú y (trang bị cho sinh viên thành thạo các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm đơn giản); đồng thời giới thiệu các kỹ thuật chẩn đoán mới như (phương pháp X - quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết,...).

 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên), TS. Chu Đức Thắng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH (chủ biên) TS. CHU ĐỨC THẮNG gi¸o tr×nh ChÈn ®o¸n vµ néi khoa thó y NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2009 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến thức thực tiễn phù hợp với đối tượng sinh viên các trường đại học. Môn Chẩn đoán bệnh và Bệnh nội khoa Thú y trong chương trình đào tạo kỹ sư Chăn nuôi - Thú y được đặt vào sau các môn khoa học cơ bản - giai đoạn đào tạo chuyên ngành, nhằm phục vụ đông đảo sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y những kỹ năng về cơ sở nghề nghiệp: như cách tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh, những phương pháp chẩn đoán và các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc. Giáo trình gồm 2 phần: Phần thứ nhất. Chẩn đoán bệnh thú y: trang bị cho sinh viên thành thạo các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm đơn giản; đồng thời giới thiệu các kỹ thuật chẩn đoán mới như: phương pháp X - quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết,... Phần thứ hai. Bệnh nội khoa thú y: cung cấp đầy đủ toàn diện cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất trong công tác điều trị, mỗi sinh viên cần vận dụng những kiến thức đó một cách khéo léo, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, con bệnh cụ thể để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất. Tham gia biên soạn gồm có: 3 Phần thứ nhất: Chẩn đoán bệnh Thú y Chương 1, 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Chương 3: TS. Chu Đức Thắng, PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Phần thứ hai: Bệnh nội khoa Thú y Chương 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Do thời gian có hạn nên cuốn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn. Xin chân thành cám ơn. PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch 4 Phần thứ nhất CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH Tóm tắt nội dung: nêu rõ một số khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán bệnh trong thú y. Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y có những kiến thức cơ bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN 1.1.1. Khái niệm chẩn đoán Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh. Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau: - Vị trí bệnh trong cơ thể - Tính chất của bệnh - Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh - Nguyên nhân gây bệnh Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù có tỉ mỉ đến đâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời được đầy đủ các nội dung trên. Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều mặt thì càng chính xác. Chú ý: - Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh. - Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất khác nhau. Phải cố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh lý của từng loại gia súc, vận dụng thành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán. 5 1.1.2. Phân loại chẩn đoán a. Phân loại theo phương pháp chẩn đoán Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành: - Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ yếu. Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi con vật bệnh biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, điển hình. Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng, gõ vào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị chướng hơi dạ cỏ. - Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà con vật bệnh biểu hiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương pháp loại trừ dần những bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng mà bệnh súc cần chẩn đoán mắc phải. - Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp con vật bệnh không biểu hiện các triệu chứng điển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám mà phải tiếp tục theo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở, căn cứ để kết luận chẩn đoán. - Chẩn đoán dựa vào kết quả điều trị: Nhiều trường hợp con vật có triệu chứng lâm sàng, mà triệu chứng này lại có ở hai hay nhiều bệnh khác nhau, khi khám ta rất khó kết luận là bệnh nào. Khi đó ta dùng phác đồ điều trị một trong các bệnh đó và căn cứ vào kết quả điều trị để đưa ra kết luận chẩn đoán. b. ...

Tài liệu được xem nhiều: