Trong điều kiện chăn nuôi của nước ta, lợn con được tính từ lúc sơ sinh (đẻ ra) đến lúc cai sữa. Nhưng ở các nước khác lợn con được tính từ lúc sơ sinh đến lúc có trọng lượng từ 23 - 25 kg. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con bao gồm cả hai giai đoạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăn nuôi lợn - chương 5 1 Chương 5 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN CON Trong điều kiện chăn nuôi của nước ta, lợn con được tính từ lúc sơ sinh (đẻ ra) đến lúccai sữa. Nhưng ở các nước khác lợn con được tính từ lúc sơ sinh đến lúc có trọng lượng từ 23- 25 kg. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con bao gồm cả hai giai đoạn: Giai đoạn lợncon theo mẹ và lợn con sau cai sữa.Trong thời kỳ này lợn con gặp phải 3 đợt khủng hoảng lớn: Khủng hoảng thứ nhất là lúc mới đẻ ra (sơ sinh). Lợn con từ chỗ ở trong bụng mẹđược bảo vệ trong tử cung và được cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai. Lúc ra khỏi cơ thể mẹchúng trực tiếp chịu sự tác động của môi trường và những điều kiện sống khác và tự tìm lấyvú mẹ để lấy dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Khủng hoảng thứ hai và lúc 21 ngày. Lúc này tuổi lợn con có tốc độ sinh trưởng pháttriển nhanh, nhưng sản lượng sữa mẹ giảm theo quy luật tiến sữa. Trong khi đó khả năng tiêuhóa thức ăn nhân tạo của lợn con chưa có dẫn tới thiếu dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển cơthể. Khủng hoảng thứ ba vào lúc cai sữa. Từ chỗ lợn con sống nhờ hoàn toàn vào sữa lợnmẹ và các thức ăn bổ sung thêm. Lúc cai sữa, lợn con phải tự độc lập sống và lấy thức ănhoàn toàn từ bên ngoài để đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng. Do vậytrong giai đoạn ban đầu này lợn con thường dễ bị khủng hoảng về môi trường sống mới hay bịcác chứng rối loạn do thức ăn hoặc tiêu hóa thức ăn không tốt. Trong giai đoạn nuôi lợn con,chúng ta có thể phân thành 2 thời kỳ: Lợn con bú sữa (lợn con theo mẹ) và lợn con sau khi caisữa.A. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN CON BÚ SỮA Lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa (tách mẹ) có nhiều đặc điểm sinh lý đặc trưngvà đòi hỏi phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Nếu khi chăn nuôi, người chăn nuôi khôngnắm vững các đặc điểm sinh lý của lợn con sẽ không nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý chúng,dẫn đến sinh trưởng chậm, lợn không khỏe và chất lượng con giống kém.I. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN CON BÚ SỮA Trong giai đoạn này lợn con có những đặc điểm sinh lý đặc trưng mà chúng ta cầnquan tâm để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp cho chúng.1. Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theotuổi.Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các giasúc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trongcơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi,vật chất khô tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng.Hàm hàm lượng sắt trong cơ thể lợn con mới sinh ra là 187 γ % nhưng đến ngày thứ 20 giảmxuống còn 40,58 γ % sau đó tăng dần lên 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra. Một đặc điểm quantrọng nhất của lợn con theo mẹ là: Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra tới ngày thứ15. Tại thời điểm này sản lượng sữa cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm 2dần cho tới ngày thứ 60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng,trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu nhưkhông có thức ăn bổ sung thêm.Bảng 5.1. Trọng lượng trung bình của lợn con từ khi sơ sinh đến lúc 8 tuần tuổi lb (Đơn vị bảng Anh) Tuần tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 Tài liệu Mekenzil 5,7 8,5 11,1 13,7 16,4 19,9 23,6 27,7 Aston và Crampton 5,3 8,5 11,9 15,1 18,3 21,9 25,9 30,5 OIosson 6,2 9,7 13,4 17,2 21,6 2,64 31,5 37,5Bảng 5.2. Sự biến đổi các thành phần trong cơ thể lợn (Esley - 1958) Ngày tuổi SS 2 7 14 28 Thành phần P sống (kg) 1520 1815 3221 5563 9928 Li (g) 18 40 306 796 1763 H2O (g) 1198 1398 2207 3557 6138 H2O so với trọng lượng 77,88 77,02 68,52 63,94 61,83 sống (%) Pr (g) 174 273 437 770 1427 Pr so với trọng lượng 11,3 13,06 13,57 13,84 14,37 sống cơ thể (%) Khoáng (g) 64,0 66,8 94,1 160,8 323,9 Ca (g) 16,7 17,9 24,1 41,7 323,9 P (g) ...