Danh mục

GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 2

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học1. Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa họca) Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học- Điều kiện kinh tế - xã hội Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 2III. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hộikhoa học 1. Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học a) Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học - Điều kiện kinh tế - xã hội Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nềncông nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp côngnhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu.Tỷ trọng công nhân công nghiệp đã tăng đáng kể và trở thành bộ phận hạtnhân của giai cấp. Đây là lực lượng công nhân lao động trong khu vực sảnxuất then chốt có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất. Cuộc đấutranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tưsản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lựclượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựatrên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Nhiềucuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và trênquy mô rộng khắp. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiênphong dẫn đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vàithập kỷ đã không thể đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhàtư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinhthành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử. - Tiền đề văn hoá và tư tưởng Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vựckhoa học, văn hoá và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minhvạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phácó tính cách mạng. Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết họccổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Hêghen, Phoiơbắc;của kinh tế chính trị học cổ điển Anh: A. Smít và Đ. Ricácđô; của chủnghĩa xã hội không tưởng - phê phán: H. Xanh Ximông, S. Phuriê và R.Ôoen. Những giá trị khoa học, cống hiến mà các ông để lại đã tạo ra tiền đềcho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa. Vấn đề còn lạilà ở chỗ ai là người có đủ khả năng kế thừa phát triển những di sản ấy và kếthừa, phát triển như thế nào? 23 b) Vai trò của Các Mác và Phriđrích Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (1820 - 1895) trưởng thành ở mộtquốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩaduy vật của L. Phoiơbắc và phép biện chứng của V.Ph. Hêghen. Bằng trítuệ uyên bác, các ông đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giátrị của nền triết học cổ điển và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệtrước để lại; sớm đắm mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động... tất cả những điều đó đã cho phép các ông đếnvới nhau, trở thành đôi bạn cùng chí hướng, giúp các ông nhận thức đượcbản chất của những sự kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội đang diễn ratrong lòng chế độ tư bản. Kế thừa các giá trị khoa học trong kho tàng tưtưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh thần khoa học những sựkiện đang diễn ra... đã cho phép các ông từng bước phát triển học thuyếtcủa mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủnghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mới về chất. Nhờ hai phát kiến vĩ đại: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết vềgiá trị thặng dư, các ông đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sửcủa giai cấp công nhân, (đây được coi là phát kiến lớn thứ ba của C. Mácvà Ph. Ăngghen), khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sửcủa chủ nghĩa xã hội không tưởng. 2. Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học a) C. Mác và Ph. Ăngghen đặt nền móng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1844-1895) Quá trình C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và phát triển chủ nghĩa xãhội - khoa học có thể chia thành ba thời kỳ nhỏ. - Thời kỳ thứ nhất (1844-1848): Nét tiêu biểu trong thời kỳ này là C.Mác và Ph.Ăngghen chuyển từ chủnghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội, từ chủ nghĩa duy tâmsang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự chuyển biến ấy được phản ánhtrong các tác phẩm tiêu biểu như: Lời nói đầu của Góp phần phê phántriết học pháp quyền của Hêghen, Bản thảo kinh tế - triết học 1844, Tìnhcảnh giai cấp lao động ở Anh, Gia đình thần thánh, Hệ tư tưởng Đức, Sựkhốn cùng của triết học... Sự xuất hiện tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vào đầu năm1848 do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo đánh dấu sự hình thành về cơ bản 24chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý cơ bản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: