Danh mục

Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ: Phần 2 - Đỗ Văn Nhuận (chủ biên)

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.67 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (57 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ: Phần 2 trình bày các bước chuẩn bị dây giềng, chuẩn bị phao, chì và phụ tùng, chuẩn bị chỉ lưới, chuẩn bị lưới tấm. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ: Phần 2 - Đỗ Văn Nhuận (chủ biên) 40 Bài 3: Chuẩn bị dây giềng Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo các loại dây giềng; - Chọn được dây giềng các loại; - Tạo được các khuyết đầu dây giềng đúng kỹ thuật; - Chuẩn xác, tỷ mỷ, thận trọng, nghiêm túc học tập. A. Giới thiệu quy trình B. Các bước tiến hành 1. Chọn chủng loại dây giềng 1.1. Cấu tạo của dây - Dây đơn vị: là sản phẩm được tạo ra bằng cách xe từ xơ, hoặc được ép kéonóng từ nguyên liệu dạng hạt, dùng để sản xuất ra dây thành phẩm. -Tao: là dây xe lần cuối dùng để xe thành dây thành phẩm - Dây thành phẩm: là sản phẩm được xe từ tao, hoặc dây đơn vị; hoặc đượcép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt, được sử dụng làm dây giềng và dây cácloại trong khai thác thủy sản. Đường kính của dây lớn hơn 2 mm hoặc độ thô (Tt ) của dây lớn hơn 2000 tex. - Dây giềng dùng để định hình lưới và sử dụng để kéo, liên kết lưới.v.v. . . ,vì thế dây giềng có vị trí quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả đánhbắt của ngư cụ. Dây giềng được xe, bện, tết từ các loại vật liệu xơ sợi thực vật,tổng hợp hoặc các loại dây cáp thép, độ thô giềng lớn hơn độ thô chỉ lưới. Cónhiều loại dây giềng, dựa vào vật liệu chế tạo (giềng thực vật: đay, gai, malina,xơ dừa…, giềng tổng hợp: Nilon, Kapron, PE, PP…, giềng cáp thép), theo kếtcấu (thừng xe xoắn, thừng bện tết ). Trong kết cấu ngư cụ thường có các loạigiềng sau: giềng phao, giềng chì, giềng biên, giềng lực… - Tất cả các loại dây dùng trong nghề cá nói chung đều có cấu tạo từ các xơse thành sợi, sợi se thành các tao và từ các tao se thành dây theo chiều xoắn khácnhau. Tuỳ theo cách sử dụng dây vào các công việc khác nhau mà có dây xoắnphải hoặc xoắn trái, dây 3, 4, 6, 8 tao. Riêng dây cáp thép 6 tao đang sử dụngtrong nghề cá là dây cáp thép xoắn phải, còn các dây tổng hợp khác hay dùng làdây 3, 4 tao… 41 Hình 3.1 .Cấu tạo dây 1.2. Vật liệu làm dây Các loại dây được sử dụng rộng rãi hiện nay là xơ tổng hợp còn được gọilà xơ nhân tạo, xơ hoá học.Trong nghề cá thường dùng một số loại xơ tổng hợp,khác nhau về tính chất kỹ thuật như : Poliamit, ký hiệu là PA, có tên thường gọi là kapron, nylon… Polieste, ký hiệu là PES, có tên thường gọi là laptan, tertoron… Polivinin ancohon, ký hiệu là PVA, có tên thường gọi là vinilon. Polivinin clorit, ký hiệu là PVC, có tên thường gọi là clorin, envilon… Polipropilen, ký hiệu là PP, có tên thường gọi là polipropilen, pro-tex. Poliethylen, ký hiệu là PE, có tên thường gọi là polietilen, etylon… 42PP – 28 mm PP-24 mm PP – 20 mm PP – 16 mm PE- 12 mm PE – 8 mm Hình 3.2. Các loại dây giềng Dây Nylon( PA) Dây Polypropylene (PP) Dây Manila Dây giềng PP Hình 3.3.Một loại dây thường dùng 43Hình 3.3. Dây ghép các loại Hình 3.4. Dây cáp thép 44 Hình 3.5. Dây giềng lưới kéo 2. Xác định kích thước dây giềng 2.1. Lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối - Khi sử dụng các loại dây giềng mới ta phải lấy dây ra khỏi cuộn rồi đưasang cuộn khác. - Để lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối, ta có thể theo các cách sau: 45 Lấy dây ra từ bên ngoài của cuộn dây Lấy dây ra từ lõi của cuộn dây Hình 3.6. Cách lấy dây ra khỏi cuộn - Sau khi dây ra khỏi cuộn được quấn vào các trống quấn dây: Hình 3.7. Dây được cuộn vào các trống quấn dây - Chú ý: trong quá trình lấy dây( kể cả dây cáp thép) ra khỏi cuộn phảitránh các trường hợp dẫn đến hỏng dây sau đây: 46 Hình 3.8. Các trường hợp hư hỏng khi lấy dây ra khỏi cuộn - Một cuộn dây bị xổ hay gỡ không đúng cách sẽ có thể bị xoắn và số vòngxoắn trên dây rất nhiều, nếu tác dụng lực kéo thẳng dây có thể bị phá vỡ kết cấubện của dây. Hình 3.9. Cách lấy dây ra không bị xoắn 2.2. Kích thước dây Tuỳ theo yêu cầu của từng ngư cụ, căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật của bảnvẽ mà ta lấy kích thước cho đúng. Trước khi đo ta phải kéo căng dây( nhất làdây Nylon có độ dãn dài lớn). Khi kéo dây bằng tời, phải chạy tời đúng chiều đểchiều quay của tời phù hợp với chiều dây. Dây đưa lên tời cũng phải đặt đúngchiều( Theo chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều phải, ngược chiều kim đồng hồnếu là dây chiều trái). Trường hợp quấn dây lên trống cũng phải quấn thuậnchiều xoắn của dây, nhất là với dây kim loại. Để xác định kích thước dây giềngta dùng thước đo chiều dài và ...

Tài liệu được xem nhiều: