Danh mục

Giáo trình Cơ học lý thuyết: Phần tĩnh học - ĐH Bách khoa Đà Nẵng

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 888.26 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Cơ học lý thuyết: Phần tĩnh học" do bộ môn Cơ kỹ thuật thuộc ĐH Bách khoa Đà Nẵng biên soạn cung cấp cho người đọc các kiến thức: Các khái niệm cơ bản - Hệ tiên đề tĩnh học, lý thuyết hệ lực, ma sát, trọng tâm của vật rắn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cơ học lý thuyết: Phần tĩnh học - ĐH Bách khoa Đà Nẵng ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT BỘ MÔN CƠ KỸ THUẬT ĐÀ NẴNG 2005GIÁO TRÌNH CƠ LÝ THUYẾT I PHẦN TĨNH HỌC CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌCTĩnh học vật rắn là phần cơ học chuyên nghiên cứu sự cân bằng của vật rắn dưới tácdụng của các lực. Trong phần tĩnh học sẽ giải quyết hai bài toán cơ bản : 1- Thu gọn hệ thực về dạng đơn giản. 2- Tìm điều kiện cân bằng của hệ lực.Để giải quyết các bài toán trên, ta cần nắm vững các khái niệm sau đây : §1 . CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN1.1 Vật rắn tuyệt đối : Vật rắn tuyệt đối là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật luôn luônkhông đổi (hay nói cách khác dạng hình học của vật được giữ nguyên) dưới tác dụngcủa các vật khác. Trong thực tế các vật rắn khi tương tác với các vật thể khác đều có biến dạng.Nhưng biến dạng đó rất bé, nên ta có thể bỏ qua được khi nghiên cứu điều kiện cânbằng của chúng. Ví dụ : Khi dưới tác dụng của trọng lực P dầm AB phải võng xuống, thanh CD phải giãn ra. (hình 1) C A B D G G P P a) b) Hình 1 Nhưng do độ võng của dầm và độ dãn của thanh rất bé, ta có thể bỏ qua. Khi giảibài toán tĩnh học ta coi như dầm không võng và thanh không dãn mà kết quả vẫn đảmbảo chính xác và bài toán đơn giản hơn. Trong trường hợp ta coi vật rắn là vật rắn tuyệt đối mà bài toán không giải được,lúc đó ta cần phải kể đến biến dạng của vật. Bài toán này sẽ được nghiên cứu tronggiáo trình sức bền vật liệu.Chương I Các khái niệm cơ bản-Hệ tiên đề tĩnh học Trang 1GIÁO TRÌNH CƠ LÝ THUYẾT I PHẦN TĨNH HỌC Để đơn giản, từ nay về sau trong giáo trình này chúng ta coi vật rắn là vật rắn tuyệtđối. Đó là đối tượng để chúng ta nghiên cứu trong giáo trình này.1.2 Lực : Trong đời sống hằng ngày, ta có khái niệm về lực như khi ta xách một vật nặnghay một đầu máy kéo các toa tàu. Từ đó ta đi đến định nghĩa lực như sau : Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng tương hỗ cơ học của vật này đối với vậtkhác mà kết quả làm thay đổi chuyển động hoặc biến dạng của các vật. Qua thực nghiệm, tác dụng lực lên vật được xác định bởi ba yếu tố : 1. Điểm đặt lực 2. Phương, chiều của lực 3. Cường độ hay trị số của lực. Đơn vị đo cường độ của lực trong hệ SI là Newton (kí hiệu N) Vì vậy, người ta biểu diễn lực bằng véctơ. GVí dụ: Lực F biểu diễn bằng véctơ AB (hình 2). Phương chiều của véctơ AB biểu diễn phương G G Bchiều của lực F , độ dài của véctơ AB theo tỉ lệ đã chọn Fbiểu diễn trị số của lực, gốc véctơ biểu diễn điểm đặt Acủa lực, giá của véctơ biểu diễn phương tác dụng củalực. Hình 21.3 Trạng thái cân bằng của vật : Một vật rắn ở trạng thái cân bằng là vật đó nằm yên hay chuyển động đều đốivới vật khác “làm mốc”. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu người ta gắn lên vật chuẩn“làm mốc” một hệ trục toạ độ nào đó mà cùng với nó tạo thành hệ quy chiếu. Ví dụnhư hệ trục toạ độ Đề-cát Oxyz chẳng hạn. Trong tĩnh học, ta xem vật cân bằng là vậtnằm yên so với trái đất.1.4 Một số định nghĩa : 1. Hệ lực : Hệ lực là tập hợp nhiều lực cùng tác dụng lên vật rắn. Một hệ lực G G G Gđược kí hiệu ( F1 , F2 , F3 ,...., Fn ). 2. Hệ lực tương đương : Hai hệ lực tương đương nhau, nếu như từng hệ lực mộtlần lượt tác dụng lên cùng một vật rắn có cùng trạng thái cơ học như nhau.Chương I Các khái niệm cơ bản-Hệ tiên đề tĩnh học Trang 2GIÁO TRÌNH CƠ LÝ THUYẾT I PHẦN TĨNH HỌCTa biểu diễn hai hệ lực tương đương như sau : G G G G G G G G ( F1 , F2 , F3 ,...., Fn ) ~ ( P1 , P2 , P3 ,...., Pm )trong đó: dấu ~ là dấu tương đương. Nếu hai hệ lực tương đương ta có thể hoàn toàn thay thế cho nhau được. 3. Hệ lực cân bằng : Hệ lực cân bằng là hệ lực mà dưới tác dụng của nó, vật rắntự do có thể ở trạn ...

Tài liệu được xem nhiều: