Danh mục

Giáo trình cơ sở lý thuyết hoá học - Chương 8

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.24 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ phân tán Một hệ gồm hai (hay nhiều tiểu phần ) trong đó một tiểu phần ở dạng các hạt bị tán nhỏ được phân bố vào trong tiểu phần kia thì hệ đó được gọi là hệ phân tán Chất phân bố được gọi là pha phân tán, còn chất trong đó có pha phân tán phân bố gọi là môi trường phân tán. Môi trường phân tán có thể là chất khí, chất lỏng hoặc chất rắn. Ví dụ : Hệ phân tán bụi, không khí (pha phân tán - các hạt bụi, môi trường phân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình cơ sở lý thuyết hoá học - Chương 8 Chương 8 DUNG DỊCH8.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG8.1.1. Hệ phân tán Một hệ gồm hai (hay nhiều tiểu phần ) trong đó một tiểu phần ở dạng các hạt bị tánnhỏ được phân bố vào trong tiểu phần kia thì hệ đó được gọi là hệ phân tán Chất phân bố được gọi là pha phân tán, còn chất trong đó có pha phân tán phân bốgọi là môi trường phân tán. Môi trường phân tán có thể là chất khí, chất lỏng hoặc chấtrắn. Ví dụ : Hệ phân tán bụi, không khí (pha phân tán - các hạt bụi, môi trường phântán- không khí) Tính chất của một hệ phân tán , đặc biệt tính bền của nó phụ thuộc vào kích thướccủa pha phân tán. Pha phân tán có kích thước hạt càng lớn thì hệ phân tán đó càng ít bềnvà ngược lại hệ có pha phân tán có kích thước hạt càng nhỏ thì càng bền. Dựa vào kíchthước hạt của pha phân tán người ta phân chia thành các hệ phân tán sau: * Hệ thô: Trong hệ này này hạt pha phân tán có kích thước hạt từ 10-7 đến 10-4 m. Hệ nàygồm có huyền phù và nhũ tương, hệ này không bền.- Huyền phù là hệ được tạo thành bởi pha phân tán thô (chất rắn) và môi trường phân tán(chất lỏng ) . Ví dụ: Nước đục- Nhủ tương là hệ được tạo thành từ hai chất lỏng trong đó chất này được phân bố vàotrong chất kia . Ví dụ: Sữa động vật. * Hệ keo: Là hệ phân tán có các hạt pha phân tán có kích thước từ 10-7 đến 10 -9m. Những hạtnày không bị lắng xuống theo thời gian, đi qua được giấy lọc và không quan sát đượcbằng kính hiển vi thông thường... 77 * Hệ phân tán phân tử : Là hệ phân tán có các hạt pha phân tán có kích thước bậc phân tử . ở đây chất hoàtan được phân chia thành các phân tử riêng biệt Ví dụ : các dung dịch thật của đường,rượu, axeton... * Hệ phân tán ion: Trong hệ này các hạt pha phân tán tồn tại dưới dạng những ion riêng biệt . Trườnghợp này được đặc trưng cho dung dịch của các chất điện li như NaCl, KNO3, KCl... Kíchthước của hạt phân tán và của môi trường phân tán là bằng nhau.8.1.2. Định nghĩa dung dịch Trong hoá học hai hệ phân tán có ý nghĩa nhất là phân tử và ion được gọi là dungdịch: Dung dịch là một hệ đồng thể có thành phần biến đổi trong một phạm vi tương đốirộng gồm không ít hơn hai chất ở trạng thái phân tử hay dạng ion * Dung môi: Một hệ đồng thể có nghĩa là các tiểu phần của hệ được phân tán vào nhau dướidạng phân tử , nguyên tử và ion..Tiểu phần có trạng thái không thay đổi khi tạo thànhdung dich được gọi là dung môi. Trong trường hợp dung dịch được tạo thành bằngphương pháp trộn chất khí với chất khí , chất lỏng với chất lỏng , chất rắn với chất rắn thìdung môi là tiểu phần nào có khối lượng trội hơn , chất còn lại là chất tan. Căn cứ vàotrạng thái tồn tại, dung dịch được chia thành dung dịch khí, dung dịch lỏng, dung dịch rắn * Dung dịch khí: ở điều kiện áp suất thường dung dịch khí được xem như là một hỗn hợp khí . Vídụ không khí là một hỗn hợp gồm các chất khí hoà tan vào nhau (Nitơ 78%, Oxi 21%, khítrơ 1%, đioxit cacbon, hơi nước...) * Dung dịch rắn: Dung dịch rắn được tạo thành khi làm lạnh một hợp kim lỏng của các kim loại ( cócùng một loại mạng lưới tinh thể và có kích thước nguyên tử xấp xỉ nhau...) hoà tan trong 78nhau theo bất kỳ mọi tỷ lệ ( giống như rượu hoà tan trong nước ) đó là những hợp kimnhư: Ag-Cu; Cu-Ni; Mn-Fe; Ag-Au; Pt-Au... * Dung dịch lỏng: Dung dịch lỏng được tạo thành khi chất tan là khí , lỏng hoặc rắn còn dung môi làchất lỏng. Trong hoá học loại dung dịch này có ý nghĩa rất lớn và được quan tâm nghiêncứu nhiều nhất.8.1.3. Các phương pháp biểu diễn nồng độ của dung dịch Một trong những đặc tính quan trọng của dung dịch là thành phần của nó. Thànhphần định tính cho biết về bản chất các cấu tử của dung dịch còn thành phần định lượngcho biết mỗi cấu tử được chứa trong dung dịch với những nồng độ là bao nhiêu . Nồng độ của dung dịch là lượng chất tan có trong một đơn vị khối lượng hoặc mộtđơn vị thể tích dung dịch hay trong một đơn vị khối lượng dung môi. Có những cách biểu diễn nồng độ khác nhau và dưới đây là một số phương phápbiểu diễn thường được dùng nhiều trong thực tế: * Nồng độ phần trăm: Nồng độ phần trăm Ci là khối lượng gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. mi (8-1) Ci = × 100 (%) mTrong đó: mi - Khối lượng chất tan (gam) m - Khối lượng dung dịch bao gồm cả chất tan (gam) * Nồng độ molan:Nồng độ molan e là số mol chất tan i trong 1000 gam dung môi : ni ...

Tài liệu được xem nhiều: