Thông tin tài liệu:
Đây là tài liệu dành cho giảng dạy và học tập về côn trùng học nông nghiệp sau khi đã học xong phần côn trùng đại cương gồm các đặc tính về hình thái, sinh học, sinh thái và phân loại về côn trùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình: Côn trùng nông nghiệp - Trường ĐH Cần Thơ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
GIÁO TRÌNH
CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP. PHẦN B:
CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY TRỒNG CHÍNH
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Biên soạn:
PGS. NGUYỄN VĂN HUỲNH
Ph. D. Côn trùng học
và
LÊ THỊ SEN
Tiến sĩ Côn trùng học
2003
GIỚI THIỆU
Đây là tài liệu dành cho giảng dạy và học tập về côn trùng học nông
nghiệp sau khi đã học xong phần côn trùng đại cương gồm các đặc tính về hình
thái, sinh học, sinh thái và phân loại về côn trùng. Nội dung của giáo trình này
nhằm mục đích giảng dạy bậc đại học cho sinh viên thuộc ngành nông nghiệp để
khi ra trường có đủ kiến thức xác định được đối tượng gây hại cây trồng là côn
trùng (chớ không phải loài nào khác) và đề nghị biện pháp phòng trị hữu hiệu trên
chức năng là một kỹ sư nông nghiệp chịu trách nhiệm về bảo vệ mùa màng. Ngoài
ra, các bậc học khác tương đương như cao đẳng hoặc trung học nông nghiệp cũng
có thể sử dụng một phần của tài liệu này trong giảng dạy và học tập. Các nông
gia hay người có quan tâm đến công tác bảo vệ cây trồng cùng có thể tham khảo
và nếu cần liên hệ trực tiếp đến tác giả hoặc bộ môn để thảo luận xa hơn.
Với mục đích trên, giáo trình này được biên soạn và trình bày theo từng đối
tượng gây hại của từng loại cây trồng, từng giai đoạn phát triển của cây trồng và
chi tiết của từng loài sâu hại. Chỉ một số loài sâu hại chính hay thường thấy của
một số cây trồng chính được trình bày trong giới hạn của giáo trình này - cấu trúc
cho khuôn khổ của một môn học gồm 3 đơn vị học trình (credits). Nội dung chi tiết
của mỗi loài sâu hại được trình theo thứ tự: tình hình phân bố, phổ cây ký chủ,
đặc tính sinh học bao gồm hình thái, vòng đời, tập quán sinh sống và gây hại, đặc
tính sinh thái với đặc biệt là diễn tiến mật số cho từng mùa, vụ và giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng, và cuối cùng là các biện pháp phòng trị theo thứ tự của quy
trình IPM (phòng trị tổng hợp). Mục lục chi tiết đến từng loài sâu hại được trình
bày ở ngay phần đầu của giáo trình để giúp cho người đọc có thể tra cứu dễ dàng
mà không cần phải có danh lục ở phía sau. Các loài thiên địch quan trọng hoặc
nhóm thuốc trừ sâu hữu hiệu của mỗi loài sâu hại cũng được trình bày tóm tắt
trong biện pháp phòng trị mặc dù không thể đi vào chi tiết (thuộc các giáo trình
chuyên ngành khác).
Trong giáo trình này tác giả đã tham khảo rất nhiều tài liệu chuyên ngành
và trích dẫn nhiều hình ảnh minh hoạ đã được xuất bản hoặc công bố. Chúng tôi
xin thành thật cám ơn các tác giả và nhà xuất bản. Cuối cùng, chúng tôi mong
được sự góp ý của các đồng nghiệp và sinh viên có cơ hội sử dụng hoặc tham
khảo giáo trình này để có thể cập nhật và hoàn thiện hơn.
Các tác giả: Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
PHẠM VI VA ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
CỦA GIÁO TRÌNH
1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
Họ và tên: NGUYỄN VĂN HUỲNH
Sinh năm: 1944
Cơ quan côngtác:
Bộ môn: Bảo vệ thực vật, Khoa Nôngnghiệp & Sinh học ứng dụng
Trường Đại học Cần Thơ
E-mail: nvhuynh@ctu.edu.vn
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho sinh viên đại học và kỹ thuật viên chuyên ngành
nông nghiệp như trồng trọt, nông học, bảo vệ thực vật, hay ngành sinh học ứng dụng.
Có thể dùng cho các trường đại học trên cả nước, đặc biệt cho vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Từ khóa:
- côn trùng học, sâu hại cây trồng, đồng bằng sông Cửu Long, lúa, bắp,
đậu, rau, xòai, nhãn, cam quít, sầu riêng, dừa
- insect pests of rice, corn, vegetables, legume, orchards, orange, longan,
durian, coconut, banana, Mekong Delta of Vietnam
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này (prerequisite): Côn trùng học đại cương
Giáo trình lưu hành nội bộ của trường Đại học Cần Thơ.
MỤC LỤC
------------------------------------
Trang
Chương I: SÂU HẠI CÂY LƯƠNG THỰC 1
SÂU HẠI CÂY LÚA 1
A. Sâu hại cây lúa ở giai đoạn tăng trưởng 1
- Ruồi đục lá: Hydrella griseola (Fallen) 1
- Sâu phao: Nymphula depunctalis (Guenée) 3
- Sâu phao mới đục bẹ 5
- Bù lạch: Stenchaetothrips oryzae (Bagnal) 9
- Muỗi hành: Orseolia oryzae (Wood-Mason) 11
- Sâu keo: Spodoptera mauritia (Boisduval) 14
- Cào cào xanh: Oxya chinensis (Thunberg) 16
- Sâu cuốn lá nhỏ: Cnaphlocrosis medinalis Guenée 17
- Các loài sâu đục thân: 19
. Sâu màu vàng: Tryporyza incertulas (Walker) 18
. Sâu sọc nâu đầu đen: Chilo polychrysus Walker 19
. Sâu sọc nâu đầu nâu: Chilo suppressalis Walker 19
. Sâu màu hồng: Sesamia inferens Walker 20
- Bọ xít đen: Scotinophara coartata (Fabricius) 27
- Bọ gai: Dicladispa armigera (Oliver) 29
- Sâu sừng: Melanitis leda ismene (Cramer) 30
- Sâu cuốn lá lớn: Parnara guttata Bremer & Grey ...