Danh mục

Giáo trình công nghệ môi trường part 5

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loại bể điều hoà làm việc liên tục tuỳ thuộc theo cấu trúc của dòng chảy trong bể mà ta chia ra: + Loại đẩy lý tưởng (chế độ dòng chảy). + Loại khuấy lý tưởng (chế độ chảy xoáy). Để thực hiện quá trình khuấy trộn trong các bể điều hoà có thể tiến hành theo các phương thức sau: Đổi hướng dòng chảy theo chiều ngang, chiều đứng hoặc đi theo đường mòn. Khuấy cơ khí bằng các loại cánh khuấy. Sục khí. Kết hợp hai hoặc ba phương thức trên trong cùng một thiết bị....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình công nghệ môi trường part 5việc luân phiên nhau. Loại bể điều hoà làm việc liên tục tuỳ thuộc theo cấu trúccủa dòng chảy trong bể mà ta chia ra: + Loại đẩy lý tưởng (chế độ dòng chảy). + Loại khuấy lý tưởng (chế độ chảy xoáy). Để thực hiện quá trình khuấy trộn trong các bể điều hoà có thể tiến hành theocác phương thức sau: Đổi hướng dòng chảy theo chiều ngang, chiều đứng hoặc đi theo đường mòn. Khuấy cơ khí bằng các loại cánh khuấy. Sục khí. Kết hợp hai hoặc ba phương thức trên trong cùng một thiết bị. Yêu cầu vị trí đặt bể điều hoà Tuỳ thuộc vào hệ thống sản xuất của cơ sở sản xuất và phương án xử lý chấtthải mà lựa chọn vị trí đặt bể điều hoà thích hợp. Thông thường, các bể điều hoà lưu lượng được bố trí ở tại các nguồn tạo ranước thải, còn với bể điều hoà nồng độ (khi lưu lượng ít hoặc không thay đổi)được bố trí ở trong khu vực trạm xử lý. Khi đó, trong sơ đồ dây chuyền công nghệcủa trạm xử lý, bể điều hoà được bố trí phía sau bể lắng thô, nếu nước thải có chứamột lượng lớn các tạp chất vô cơ không tan với kích thước lớn. Bể điều hoà cũngcó thể đặt trước bể láng đó, nếu nước thải chứa chủ yếu là các chất hữu cơ khôngtan. Trường hợp trong quy trình xử lý có bể trung hòa thì bể điều hòa giúp quátrình phản ứng được tiến hành thuận lợi. Trong một số trường hợp, bể điều hoà được bố trí đặt ở vị trí phía sau bể xửlý sơ cấp và trước bể xử lý sinh học. Điều này sẽ làm giảm được lượng bùn và bọtở trong bể điều hòa. Nếu là một bể điều hoà lưu lượng dòng thì cần phải bố trí nóở trước cả bể lắng sơ cấp và bể xử lý sinh học và phải thiết kế hệ thống khuấy trộnmạnh để ngăn cản sự lắng của huyền phù, cũng như làm giảm bớt sự chênh lệchnồng độ và đôi khi ở đây còn bố trí cả bộ phận sục khí để làm giảm sự bốc mùikhó chịu trong các thiết bị xử lý tiếp theo. Nguyên lý cấu tạo và làm việc của bể điều hoà Có một số loại bể điều hòa như sau: a. Bể điều hoà có tường ngăn: Loại hình chữ nhật, các tường ngăn có thểbố trí theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Dòng chảy khi đi qua bể phải giữ ởchế độ xoáy. 59 Hình 7.1. Bể điều hoà với tường ngăn a - tường dọc, b - tường ngang b. Bể điều hoà hình tròn: Dẫn nước vào theo đường chuyển tiếp: Nướcthải được dẫn vào theo đường tiếp tuyến với chu vi ở vị trí đáy bể và được dẫn ratheo đường ống trung tâm nằm ở vị trí phía trên của bể. c. Bể điều hoà có cánh khuấy cơ khí: Loại này rất phổ biến, có thểdùng máy khuấy loại mái chèo, loại chân vịt hoặc tuốc bin. Sự lựa chọn loại máykhuấy và tốc độ khuấy tuỳ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng. Với các bể lớn thườngta bố trí làm nhiều cánh khuấy và cố gắng giảm thấp không gian chết trong bể đểchống hiện tượng lắng đọng. d. Bể điều hoà có sục khí: Loại này thường dùng cho chất lỏng có độnhớt thấp. Không khí nén được dẫn vào hệ thống ống có đục lỗ, đặt ở đáy bể điềuhoà. Không khí nén qua lỗ tạo thành các bong bóng làm khuấy đảo lớp nước phíatrên (lỗ thường được đục ở mặt dưới của ống để tránh tắc). Tuỳ theo cách đục lỗ làmột hàng dọc hoặc hai hàng dọc, tuỳ theo chiều dài ống sẽ tạo được 1 dòng hoặc 2dòng tuần hoàn theo mặt cắt ngang của bể. Hình 7.2. Bể điều hoà với thổi khí nén 1- Dẫn nước vào; 2- Hệ thống cả nước; 3- Máng có cửa phân phối nước, 4- Ống phân phối khí có lỗ 7.1.4. Phương pháp pha loãng Khi lưu lượng của dòng chảy trong sông lớn, khả năng tự làm sạch của sôngcao. Trong trường hợp này, nếu lưu lượng nước thải không lớn và ở xa khu dân cưcó thể xả trực tiếp nước thải vào sông. Trong trường hợp này, nồng độ chất ô60nhiễm được pha loãng, quá trình tự làm sạch của nước diễn ra thuận lợi sẽ ít gâytổn thất đến hệ sinh thái thủy sinh. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đặc biệt tới sự sút giảm nồng độ oxyhoà tan trong sông kể từ điểm nhận nước thải. Nồng độ oxy hoà tan trong nướcsông thường chỉ đạt tối đa là 10 mg/l, trong khi đó nhu cầu oxy trong các phản ứngphân huỷ sinh học các chất hữu cơ lớn. Khi dùng phương pháp pha loãng, đoạnsông phía hạ lưu kể từ điểm xả thải thường có nồng độ oxy thấp, có thể gây ảnhhưởng đến việc nuôi trồng thuỷ sản.7.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HOÁ VÀ HOÁ - LÍ Các phương pháp xử lý hoá và hoá-lý được sử dụng rộng rãi trong kiểm soátô nhiễm nước thải công nghiệp, đặc biệt khi cần phải xử lý ở mức cao hoặc cầnphải quay vòng nước. Phương pháp này được dùng để thu hồi các chất hoặc khửcác chất độc, các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hoá saunày. Cơ sở của các phương pháp hoá học là các phản ứng hoá học, các quá trình lýhoá diễn ra giữa chất ô nhiễm với hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn racó thể là phản ứng oxy hoá khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứngphân huỷ chất độc hại. Các phương p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: