Danh mục

Giáo trình Đại cương Địa lí Việt Nam: Phần 2

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.87 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Đại cương Địa lí Việt Nam: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: các ngành kinh tế Việt Nam; các vùng kinh tế-xã hội Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đại cương Địa lí Việt Nam: Phần 2 Chu ưng 4 C Á C N G À N H KINH TẾ V IỆ T NAM 4.1. Nông nghiệp 4.1.1. Khái quát tình hình phái triến của ngành nông nghiệp qua các thời kì a) Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám (1945) Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đẩu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân phải sống trong cành nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ. Các ngành sàn xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu. Trong nông nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục duy trì kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức, sưu cao thuế nặng. Người nông dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng là thực dân và phong kiến. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn địa chủ và chủ đồn điền người Pháp. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sờ vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp N ă n g su ấ t lú a b ìn h q u â n 1 h a th ờ i kỳ 1930 - 1944 là 12 tạ, U ong klii d ớ T h ái L an là 18 tạ và Nhật Bàn là 34 tạ. Ruông đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chi sử dụng 36% ruộng đất. b) Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1955 Trong thời kỳ này kinh tế nông thôn và sàn xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sàn xuất, Chính phù đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức. Năm 1949, sắc lệnh giảm tô, giảm tức được ban hành, đồng thời tạm 89 cấp ruộng đất thu được cùa thực dân Pháp và địa chù bỏ chạy vào vùng địch tạm chiếm chia cho nông dân nghèo. Nhờ đó, trong các vùng giải phóng, sàn xuất nông nghiệp phát triền, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sàn lượng nông nghiệp ờ miền Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Chi tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4/1953 ờ vùng tự do và đến tháng 7/1954 ở vùng mói giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475.900 ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trường khá. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tâng 13,7% so với năm 1946, trong đó riêng thóc đạt 2,3 triệu tấn tăng 15,9%. c) Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975 Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chù nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước. Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quà nặng nề cùa chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đàng và Nhà nước đã có nhiều chù trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nông nghiệp cùa địa chù được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực binh quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20% so với năm 1939. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh nhung kết quả đạt được như trên là rất đáng ghi nhận, nồi bật nhất là sàn lượng lương thực binh quân đầu người năm 1957 đã đạt 303 kg. Sản lượng lương thực qui thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975; đàn lợn từ 2,45 triệu con lên 6,75 triệu con. d) Thời kỳ từ 1976 đến 1986 Sau năm 1975, nước ta tiến hành chủ truơng hợp tác hóa. Ruộng đất của nông dân đuợc tập hợp lại đề tồ chức canh tác tập thề dưới hình thức hợp tác 90 xã. Máy móc nông nghiệp của nông dân được trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sàn xuất nông nghiệp Theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976 - 1980), diện tích các đơn vị sản xuất, tức hợp tác xã nông nghiệp ờ miền Bắc tăng gấp 2 đến 2,5 lần nhưng năng suất vẫn trì trệ. Từ năm 1976 đến 1980, dù sản xuất trong điều kiện đất nước không có chiến tranh, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập 5,6 triệu tấn lương thực, thực phấm. Trong 5 năm tiếp theo, Việt Nam tiếp tục rơi vào cảnh thiếu lương thực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỳ XX, Việt Nam không sản xuất đủ luơng thực, phải nhập khẩu. Từ năm 1981 - 1985, Việt Nam phải nhập trên 1 triệu tấn lương thực. Trong thời kì này, trên mặt trận kinh tế, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề cùa chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra và của cuộc chiến tranh biên giới; khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ờ miền Nam bị chiến tranh tàn phá, củng cố kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở miền Bắc, đưa một bộ phận nông dân Nam Bộ, nông dân Nam Trung Bộ vào con đường làm ăn tập thể; buớc đầu phân bố lại lực lượng lao động xã hội; tăng cường một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân e) Thời kỳ lừ 1986 đến nay Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đồi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Đường lối đồi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vg Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sản x ...

Tài liệu được xem nhiều: