Giáo trình đào tạo từ xa Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non: Phần 1
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 552.09 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 1 Giáo trình đào tạo từ xa Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non trình bày những vấn đề chung về công tác quản lý. Cụ thể phần này trình bày ý nghĩa của công tác quản lý; khái niệm, đặc điểm về quản lý và quản lý giáo dục; chức năng quản lý giáo dục mầm non; nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình đào tạo từ xa Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - - - - - - - - Giáo trình đào tạo từ xa CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON CHỦ BIÊN: HỒ THỊ HẠNH Vinh 2011 1 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ. 1. Ý nghĩa của công tác quản lý. Theo quy luật tự nhiên, mọi loài động vật trên trái đất từ bé đến lớn đều có một con đầu đàn đóng vai trò “thủ lĩnh” hướng dẫn cả đàn sinh sống, tự vệ… Loài người cũng nằm trong quy luật ấy. Người đứng đầu một tập đoàn (bầy đàn) xưa kia gọi là thủ lĩnh thì ngày nay gọi là các nhà quản lý (QL). Trong xã hội loài người, quản lý là một đặc trưng, ra đời khi xã hội có phân công lao động, đòi hỏi có sự hợp tác trong lao động chung, có tổ chức, có ý thức tập thể xã hội. Mỗi con người dù cá nhân hay tập thể, dù trực tiếp hay gián tiếp luôn mang tính chất tập thể xã hội và hướng tới những giá trị xã hội nhất định. Đây chính là phương thức và hình thức tồn tại của con người . Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ, con người đã có sự hợp tác với nhau trong săn bắt, hái lượm và tự vệ cho cuộc sống cộng đồng. Sự hợp tác rất giản đơn phản ánh nền văn minh thấp kém (văn minh đồ đá). Cùng với sự phát triển văn minh nhân loại, sự gia tăng của lực lượng sản xuất về quy mô và sự đa dạng hoá về các loại hình lao động, công tác quản lý ngày càng trở nên phức tạp. Ngày nay, quản lý được coi là một công việc quan trọng song khó khăn và phức tạp bậc nhất trong xã hội vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong tập thể xã hội; liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và cuộc sống nói chung của mỗi người, đòi hỏi phải đáp ứng đuợc những yêu cầu của xã hội luôn thay đổi và phát triển . Xã hội loài người càng phát triển thì mối quan hệ với người càng phong phú, phức tạp về các loại hình hoạt động như học tập, lao động, vui chơi, chiến đấu, kinh doanh, sản xuất rồi phát triển khoa học kỹ thuật, văn hoá chính trị, kinh tế, nghệ thuật…và mở rộng ra khỏi phạm vi biên cương đất nước. Do vậy quản lý ra đời là nhu cầu bức thiết của xã hội loài người. Vấn đề quản lý là vấn đề phức tạp vì nói đến quản lý là nói đến các quan hệ được biểu hiện trong quản lý, đó là các quan hệ: 2 - Quan hệ giữa những người lãnh đạo với những người lãnh đạo khác. - Quan hệ giữa những người dưới quyền với nhau trong một hệ quản lý. - Quan hệ giữa người lãnh đạo với người dưới quyền. Người quản lý phải giải quyết tốt các mối quan hệ, làm cho các quan hệ đó diễn ra một cách có hiệu quả. Vai trò của người quản lý cực kỳ quan trọng, nhiều khi quyết định số phận sinh tồn, diệt vong, phát triển của cả một tập đoàn người. Quản lý giáo dục với tư cách là một bộ phận của quản lý xã hội (XH) cũng xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ XH. Cùng với sự phát triển XH thì mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cũng luôn thay đổi và phát triển. Do đó công tác quản lý luôn vận động và phát triển theo. 2. Khái niệm, đặc điểm về quản lý và quản lý giáo dục 2.1. Khái niệm quản lý. Quản lý là sự tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội. Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định. Hiểu một cách ngắn gọn thì quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những người lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. 2.2. Đặc điểm của quản lý. * Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý. Đây là đặc điểm cơ bản, chủ thể quản lý không có thì việc quản lý đặt ra là vô nghĩa. Thực tế chỉ ra nhiều tổ chức mặc dầu có tồn tại chủ thể quản lý trên danh nghĩa, nhưng do bất lực về năng lực, vật chất, về pháp lý, hay về nhân cách, mà chủ thể quản lý đó trở thành hình thức phù phiếm. Hoặc cũng có trường hợp ngược lại, có những tổ chức do xuất hiện quá nhiều chủ thể 3 quản lý mà các chủ thể này thế lực lại tương đồng nhau, nhưng mục tiêu lại khác nhau thì việc quản lý sẽ rất phức tạp, đối tượng bị quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể tồn tại và phát triển bình thường. * Quản lý liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược lại. Quản lý diễn ra nhờ thông tin. Thông tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá và có ích cho hoạt động quản lý (cho cả chủ thể và cả đối tượng bị QL). Chủ thể quản l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình đào tạo từ xa Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non: Phần 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - - - - - - - - Giáo trình đào tạo từ xa CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON CHỦ BIÊN: HỒ THỊ HẠNH Vinh 2011 1 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ. 1. Ý nghĩa của công tác quản lý. Theo quy luật tự nhiên, mọi loài động vật trên trái đất từ bé đến lớn đều có một con đầu đàn đóng vai trò “thủ lĩnh” hướng dẫn cả đàn sinh sống, tự vệ… Loài người cũng nằm trong quy luật ấy. Người đứng đầu một tập đoàn (bầy đàn) xưa kia gọi là thủ lĩnh thì ngày nay gọi là các nhà quản lý (QL). Trong xã hội loài người, quản lý là một đặc trưng, ra đời khi xã hội có phân công lao động, đòi hỏi có sự hợp tác trong lao động chung, có tổ chức, có ý thức tập thể xã hội. Mỗi con người dù cá nhân hay tập thể, dù trực tiếp hay gián tiếp luôn mang tính chất tập thể xã hội và hướng tới những giá trị xã hội nhất định. Đây chính là phương thức và hình thức tồn tại của con người . Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ, con người đã có sự hợp tác với nhau trong săn bắt, hái lượm và tự vệ cho cuộc sống cộng đồng. Sự hợp tác rất giản đơn phản ánh nền văn minh thấp kém (văn minh đồ đá). Cùng với sự phát triển văn minh nhân loại, sự gia tăng của lực lượng sản xuất về quy mô và sự đa dạng hoá về các loại hình lao động, công tác quản lý ngày càng trở nên phức tạp. Ngày nay, quản lý được coi là một công việc quan trọng song khó khăn và phức tạp bậc nhất trong xã hội vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong tập thể xã hội; liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và cuộc sống nói chung của mỗi người, đòi hỏi phải đáp ứng đuợc những yêu cầu của xã hội luôn thay đổi và phát triển . Xã hội loài người càng phát triển thì mối quan hệ với người càng phong phú, phức tạp về các loại hình hoạt động như học tập, lao động, vui chơi, chiến đấu, kinh doanh, sản xuất rồi phát triển khoa học kỹ thuật, văn hoá chính trị, kinh tế, nghệ thuật…và mở rộng ra khỏi phạm vi biên cương đất nước. Do vậy quản lý ra đời là nhu cầu bức thiết của xã hội loài người. Vấn đề quản lý là vấn đề phức tạp vì nói đến quản lý là nói đến các quan hệ được biểu hiện trong quản lý, đó là các quan hệ: 2 - Quan hệ giữa những người lãnh đạo với những người lãnh đạo khác. - Quan hệ giữa những người dưới quyền với nhau trong một hệ quản lý. - Quan hệ giữa người lãnh đạo với người dưới quyền. Người quản lý phải giải quyết tốt các mối quan hệ, làm cho các quan hệ đó diễn ra một cách có hiệu quả. Vai trò của người quản lý cực kỳ quan trọng, nhiều khi quyết định số phận sinh tồn, diệt vong, phát triển của cả một tập đoàn người. Quản lý giáo dục với tư cách là một bộ phận của quản lý xã hội (XH) cũng xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ XH. Cùng với sự phát triển XH thì mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cũng luôn thay đổi và phát triển. Do đó công tác quản lý luôn vận động và phát triển theo. 2. Khái niệm, đặc điểm về quản lý và quản lý giáo dục 2.1. Khái niệm quản lý. Quản lý là sự tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội. Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định. Hiểu một cách ngắn gọn thì quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (tập thể những người lao động) nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. 2.2. Đặc điểm của quản lý. * Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý. Đây là đặc điểm cơ bản, chủ thể quản lý không có thì việc quản lý đặt ra là vô nghĩa. Thực tế chỉ ra nhiều tổ chức mặc dầu có tồn tại chủ thể quản lý trên danh nghĩa, nhưng do bất lực về năng lực, vật chất, về pháp lý, hay về nhân cách, mà chủ thể quản lý đó trở thành hình thức phù phiếm. Hoặc cũng có trường hợp ngược lại, có những tổ chức do xuất hiện quá nhiều chủ thể 3 quản lý mà các chủ thể này thế lực lại tương đồng nhau, nhưng mục tiêu lại khác nhau thì việc quản lý sẽ rất phức tạp, đối tượng bị quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể tồn tại và phát triển bình thường. * Quản lý liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược lại. Quản lý diễn ra nhờ thông tin. Thông tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá và có ích cho hoạt động quản lý (cho cả chủ thể và cả đối tượng bị QL). Chủ thể quản l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục mầm non Quản lý giáo dục mầm non Quản lý giáo dục Chức năng quản lý giáo dục mầm non Nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non Giáo dục Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 527 3 0
-
2 trang 455 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
174 trang 291 0 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 280 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 227 0 0 -
6 trang 218 0 0
-
26 trang 217 0 0
-
122 trang 210 0 0