Danh mục

Giáo trình Di truyền học đại cương - ThS. Hoàng Trọng Phán (chủ biên)

Số trang: 322      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.74 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 30,000 VND Tải xuống file đầy đủ (322 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Di truyền học được ra đời trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục thuộc Đại học Huế, vì vậy một số kiến thức nâng cao sẽ được đề cập trong giáo trình như: Di truyền Vi sinh vật và ứng dụng, Công nghệ DNA tái tổ hợp. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ khoa học được thống nhất sử dụng bằng tiếng Anh để giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thông tin qua sách báo nước ngoài hoặc internet. Nội dung giáo trình gồm phần mở đầu cộng với 12 chương bao quát các kiến thức đại cương của một giáo trình Di truyền học. Các chương 1 - 4 đề cập chủ yếu nội dung thuộc Di truyền học cổ điển, các chương 5 - 10 tập trung vào phần Di truyền học phân tử và chương 12 được xem là phần nhập môn của Di truyền học quần thể, còn chương 11 là sự kết hợp giữa các kiến thức di truyền cổ điển và hiện đại trên đối tượng là con người. Cuối mỗi chương đều có các phần câu hỏi, bài tập và tài liệu tham khảo để bạn đọc tiện ôn tập và tra cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Di truyền học đại cương - ThS. Hoàng Trọng Phán (chủ biên) GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN HỌC ĐẠI CƯƠNGThS. Hoàng Trọng Phán (chủ biên)TS. Trương Thị Bích Phượng TS. Trần Quốc Dung Lời nói đầu Đến nay, di truyền học ra đời chỉ mới hơn một trăm năm song nó đãphát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Đặc biệt là, trong vòng 50năm lại đây kể từ ngày James Watson và Francis Crick khám phá ra cấutrúc phân tử DNA, 25/4/1953. Sự hoàn thành việc giải mã di truyền bởihai nhóm nghiên cứu của Marshall Nirenberg và Har Gobind Khoranavào tháng 6 năm 1966 và sự ra đời của Kỹ thuật Di truyền và Công nghệDNA tái tổ hợp vào giữa thập niên 1970 là hai sự kiện nổi bật nhất kể từsau khi sinh học phân tử ra đời. Kế đó, sự hoàn tất của Dự án Bộ geneNgười vào tháng 4 năm 2003 được xem là một trong những kỳ công thámhiểm vĩ đại nhất của loài người. Lần đầu tiên con người có thể đọc đượcmột cách đầy đủ toàn bộ trình tự 3.164.700.000 cặp base trong bộ genecủa mình. Tất cả những sự kiện nổi bật này minh chứng một điều rằng: Sựphát triển cùng với những thành tựu đạt được của di truyền học trong thờigian qua quả là vô cùng to lớn! Để góp phần đổi mới nội dung giáo trình Di truyền học theo hướngcập nhật kiến thức cũng như phương pháp dạy và học bộ môn ở bậc Đạihọc, chúng tôi đã tham cứu nhiều tài liệu khác nhau và nỗ lực biên soạngiáo trình trên tinh thần ấy. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình này sẽ đápứng được phần nào nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinhviên, và cũng có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáoviên Sinh học các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Nội dung giáo trình gồm phần Mở đầu cộng với 12 chương bao quátcác kiến thức đại cương của một giáo trình Di truyền học. Các chương 1-4 đề cập chủ yếu nội dung thuộc Di truyền học cổ điển, các chương 5-10tập trung vào phần Di truyền học phân tử và chương 12 được xem là phầnnhập môn của Di truyền học quần thể, còn chương 11 là sự kết hợp giữacác kiến thức di truyền cổ điển và hiện đại trên đối tượng là con người.Cuối mỗi chương đều có các phần Câu hỏi và Bài tập và Tài liệu Thamkhảo để bạn đọc tiện ôn tập và tra cứu. Giáo trình Di truyền học được ra đời trong khuôn khổ của Dự án Giáodục thuộc Đại học Huế, vì vậy một số kiến thức nâng cao sẽ được đề cậptrong một giáo trình riêng, như: Di truyền Vi sinh vật và Ứng dụng,vàCông nghệ DNA Tái tổ hợp. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ khoa họcđược thống nhất sử dụng bằng tiếng Anh để giúp người học dễ dàng hơntrong việc tiếp cận với thông tin qua sách báo nước ngoài hoặc internet. Giáo trình này do ThS. Hoàng Trọng Phán (chủ biên), TS. Trương ThịBích Phượng và TS. Trần Quốc Dung là những giảng viên đang công táctại Khoa Sinh học các trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa họcthuộc Đại học Huế biên soạn, với sự phân công như sau: ThS. Hoàng Trọng Phán biên soạn phần Mở đầu và các chương 1, 2,3, 4, 5, 6, 10 và 12; TS. Trương Thị Bích Phượng biên soạn các chương 7, 8 và 9; và TS. Trần Quốc Dung biên soạn chương 11. Để giáo trình này kịp thời ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin trân trọngcảm ơn Dự án Giáo dục Đại học Huế đã tài trợ cho việc biên soạn và xuấtbản giáo trình trong khuôn khổ của Dự án Giáo dục Đại học mức B. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đặc biệt đến GS. TS. Phan Cự Nhân,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã dày công đọc bản thảo và cho nhiềuý kiến quý báu cũng như đã khích lệ chúng tôi rất nhiều kể từ khi đề cươnggiáo trình bắt đầu được hình thành. Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót.Chúng tôi rất mong nhận được sự phê bình và chỉ bảo của các đồngnghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn chỉnh hơn trong lần in sau. Huế, ngày 25 tháng 6 năm 2005 Các tác giả Mục lụcLời nói đầu 11Mở đầu Hoàng Trọng Phán 13I. Khái niệm di truyền học 13II. Lược sử phát triển của di truyền học 13III. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của di truyền học 17IV. Các phương pháp nghiên cứu của di truyền học 18V.Các nguyên tắc nghiên cứu và phương pháp học tập di truyền học 20VI. Di truyền học với công nghệ sinh học, tin học và các vấn đề xã hội 21Chương 1: Cơ sở của Di truyền học Mendel Hoàng Trọng Phán 24I. Tiểu sử Mendel - Cha đẻ của di truyền học 24II. Đối tượng và phương pháp thí nghiệm của Mendel 25 1. Đối tượng 25 2. Phương pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: