Giáo trình di truyền học phần 4
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.67 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu giáo trình di truyền học phần 4, khoa học tự nhiên, công nghệ sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình di truyền học phần 4 93 Nói chung, hiện tượng đa bội thể tương đối phổ biến ở các thực vậtnhưng hiếm gặp ở hấu hết các động vật. Gần như một nửa số thực vật cóhoa đều là các thể đa bội, kể cả các loài cây trồng quan trọng. Chẳng hạn,khoai tây tứ bội (4x = 48), lúa mỳ mềm lục bội (6x = 42), và cây dâu tâybát bội (8x = 56). Ở thực vật bậc cao, Chrysanthemum là một chi điểnhình về hiện tượng đa bội hóa (hình 3.23). Trong quá trình giảm phân ởcác loài thuộc chi này, các nhiễm sắc thể kết đôi tạo thành các thể lưỡngtrị, loài 118 nhiễm sắc thể tạo thành 9 thể lưỡng trị, loài 36 nhiễm sắc thểtạo thành 18 thể lưỡng trị v.v... Mỗi giao tử nhận một nhiễm sắc thể từ mỗithể lưỡng trị, vì vậy số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi giao tử của bất kỳloài nào cũng chính bằng một nửa số lượng nhiễm sắc thể được tìm thấytrong mỗi tế bào soma của nó. Ví dụ, loài thập bội có 90 nhiễm sắc thể thìtạo thành 45 thể lưỡng trị, do đó mỗi giao tử sẽ mang 45 nhiễm sắc thể.Nhờ vậy qua thụ tinh, bộ đầy đủ 90 nhiễm sắc thể của loài này được phụchồi. Như vậy, các giao tử của cơ thể đa bội rõ ràng là không phải đơn bộinhư ở cơ thể lưỡng bội. Thông thường, người ta phân biệt hai kiểu thể đa bội: (1) các thể đabội cùng nguồn hay thể tự đa bội (autopolyploids) là các thể đa bội nhậnđược tất cả các bộ nhiễm sắc thể của chúng từ cùng một loài; và (2) cácthể đa bội khác nguồn hay thể dị đa bội (allopolyploids) là các thể đa bộinhận được các bộ nhiễm sắc thể từ các loài khác nhau. Chẳng hạn, nếunhư một hạt phấn lưỡng bội không giảm nhiễm từ một loài lưỡng bội thụtinh cho một trứng lưỡng bội cũng của loài đó, đời con sinh ra là các thể tựtứ bội (autotetraploids), hay AAAA, trong đó A biểu thị một bộ nhiễm sắcthể hoàn chỉnh hay bộ gene (genome) của kiểu A. Mặt khác, nếu như hạtphấn lưỡng bội của một loài thụ tinh cho một trứng lưỡng bội của một loàikhác có quan hệ họ hàng với loài này, đời con sinh ra sẽ là các thể dị tứbội (allotetraploids), hay AABB, trong đó B chỉ bộ gene của loài thứ hai.Tất cả các bộ nhiễm sắc thể trong một thể tự đa bội đều là tương đồng,giống như khi chúng ở trong một thể lưỡng bội. Nhưng trong các thể dị đabội, các bộ nhiễm sắc thể khác nhau nói chung sai khác nhau ở một mứcđộ nào đó, và được gọi là tương đồng một phần (homeologous), hay tươngđồng từng phần (partially homologous). Trong tự nhiên, các thể đa bội xảy ra với tần số rất thấp, khi một tế bàotrải qua sự nguyên phân hoặc giảm phân bất thường. Chẳng hạn, nếu trongnguyên phân tất cả các nhiễm sắc thể đi về một cực, thì tế bào đó sẽ có sốnhiễm sắc thể là tự tứ bội. Nếu như xảy ra giảm phân bất thường, có thểtạo ra một giao tử không giảm nhiễm có 2n nhiễm sắc thể. Tuy nhiên,trong hầu hết các tình huống, giao tử lưỡng bội này sẽ kết hợp với mộtgiao tử đơn bội bình thường và sinh ra một thể tam bội. Người ta cũng có 94thể tạo ra các thể đa bội bằng cách xử lý colchicine, một loại hóa chất gâyrối loạn sự hình thành thoi vô sắc. Kết quả là, các nhiễm sắc thể khôngphân ly về các cực được, và thường thì xuất hiện các thể tự tứ bội.2.1.1. Các thể tự đa bội (autopolyploids) Các cơ thể tam bội (AAA) thường là các thể tự đa bội sinh ra do thụtinh giữa các giao tử đơn bội và lưỡng bội. Chúng thường bất dục bởi vìxác suất sinh ra các giao tử có được cân bằng là rất thấp. Trong giảm phân,ba cái tương đồng có thể kết cặp và hình thành một thể lưỡng trị, hoặc haicái tương đồng kết cặp như là một thể lưỡng trị, để lại nhiễm sắc thể thứba không kết cặp. Tuy nhiên, do tập tính của các nhiễm sắc thể khôngtương đồng là độc lập, nên xác suất để một giao tử có chính xác n nhiễmsắc thể là (½)n (sử dụng quy tắc nhân), và xác suất để một giao tử có đượcchính xác 2n nhiễm sắc thể cũng là (½)n. Tất cả các giao tử khác còn lại sẽlà không có sự cân bằng và nói chung là không hoạt động chức năng trongcác hợp tử có chứa chúng. Chẳng hạn, hầu hết các cây chuối là các thể tambội; chúng sinh ra các giao tử không cân bằng, và kết quả là không có hạt. Quả bình thường Triticum kiểu Triticum monococcum (2n = 14) dại (2n = 14) Con lai bất dục Quả của Sai sót do thể đa bội giảm phân T. fauschii (kiểu dại) T. turgidum (2n = 28) (2n = 14)Hình 3.24 Sự hình thành thể đa Co ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình di truyền học phần 4 93 Nói chung, hiện tượng đa bội thể tương đối phổ biến ở các thực vậtnhưng hiếm gặp ở hấu hết các động vật. Gần như một nửa số thực vật cóhoa đều là các thể đa bội, kể cả các loài cây trồng quan trọng. Chẳng hạn,khoai tây tứ bội (4x = 48), lúa mỳ mềm lục bội (6x = 42), và cây dâu tâybát bội (8x = 56). Ở thực vật bậc cao, Chrysanthemum là một chi điểnhình về hiện tượng đa bội hóa (hình 3.23). Trong quá trình giảm phân ởcác loài thuộc chi này, các nhiễm sắc thể kết đôi tạo thành các thể lưỡngtrị, loài 118 nhiễm sắc thể tạo thành 9 thể lưỡng trị, loài 36 nhiễm sắc thểtạo thành 18 thể lưỡng trị v.v... Mỗi giao tử nhận một nhiễm sắc thể từ mỗithể lưỡng trị, vì vậy số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi giao tử của bất kỳloài nào cũng chính bằng một nửa số lượng nhiễm sắc thể được tìm thấytrong mỗi tế bào soma của nó. Ví dụ, loài thập bội có 90 nhiễm sắc thể thìtạo thành 45 thể lưỡng trị, do đó mỗi giao tử sẽ mang 45 nhiễm sắc thể.Nhờ vậy qua thụ tinh, bộ đầy đủ 90 nhiễm sắc thể của loài này được phụchồi. Như vậy, các giao tử của cơ thể đa bội rõ ràng là không phải đơn bộinhư ở cơ thể lưỡng bội. Thông thường, người ta phân biệt hai kiểu thể đa bội: (1) các thể đabội cùng nguồn hay thể tự đa bội (autopolyploids) là các thể đa bội nhậnđược tất cả các bộ nhiễm sắc thể của chúng từ cùng một loài; và (2) cácthể đa bội khác nguồn hay thể dị đa bội (allopolyploids) là các thể đa bộinhận được các bộ nhiễm sắc thể từ các loài khác nhau. Chẳng hạn, nếunhư một hạt phấn lưỡng bội không giảm nhiễm từ một loài lưỡng bội thụtinh cho một trứng lưỡng bội cũng của loài đó, đời con sinh ra là các thể tựtứ bội (autotetraploids), hay AAAA, trong đó A biểu thị một bộ nhiễm sắcthể hoàn chỉnh hay bộ gene (genome) của kiểu A. Mặt khác, nếu như hạtphấn lưỡng bội của một loài thụ tinh cho một trứng lưỡng bội của một loàikhác có quan hệ họ hàng với loài này, đời con sinh ra sẽ là các thể dị tứbội (allotetraploids), hay AABB, trong đó B chỉ bộ gene của loài thứ hai.Tất cả các bộ nhiễm sắc thể trong một thể tự đa bội đều là tương đồng,giống như khi chúng ở trong một thể lưỡng bội. Nhưng trong các thể dị đabội, các bộ nhiễm sắc thể khác nhau nói chung sai khác nhau ở một mứcđộ nào đó, và được gọi là tương đồng một phần (homeologous), hay tươngđồng từng phần (partially homologous). Trong tự nhiên, các thể đa bội xảy ra với tần số rất thấp, khi một tế bàotrải qua sự nguyên phân hoặc giảm phân bất thường. Chẳng hạn, nếu trongnguyên phân tất cả các nhiễm sắc thể đi về một cực, thì tế bào đó sẽ có sốnhiễm sắc thể là tự tứ bội. Nếu như xảy ra giảm phân bất thường, có thểtạo ra một giao tử không giảm nhiễm có 2n nhiễm sắc thể. Tuy nhiên,trong hầu hết các tình huống, giao tử lưỡng bội này sẽ kết hợp với mộtgiao tử đơn bội bình thường và sinh ra một thể tam bội. Người ta cũng có 94thể tạo ra các thể đa bội bằng cách xử lý colchicine, một loại hóa chất gâyrối loạn sự hình thành thoi vô sắc. Kết quả là, các nhiễm sắc thể khôngphân ly về các cực được, và thường thì xuất hiện các thể tự tứ bội.2.1.1. Các thể tự đa bội (autopolyploids) Các cơ thể tam bội (AAA) thường là các thể tự đa bội sinh ra do thụtinh giữa các giao tử đơn bội và lưỡng bội. Chúng thường bất dục bởi vìxác suất sinh ra các giao tử có được cân bằng là rất thấp. Trong giảm phân,ba cái tương đồng có thể kết cặp và hình thành một thể lưỡng trị, hoặc haicái tương đồng kết cặp như là một thể lưỡng trị, để lại nhiễm sắc thể thứba không kết cặp. Tuy nhiên, do tập tính của các nhiễm sắc thể khôngtương đồng là độc lập, nên xác suất để một giao tử có chính xác n nhiễmsắc thể là (½)n (sử dụng quy tắc nhân), và xác suất để một giao tử có đượcchính xác 2n nhiễm sắc thể cũng là (½)n. Tất cả các giao tử khác còn lại sẽlà không có sự cân bằng và nói chung là không hoạt động chức năng trongcác hợp tử có chứa chúng. Chẳng hạn, hầu hết các cây chuối là các thể tambội; chúng sinh ra các giao tử không cân bằng, và kết quả là không có hạt. Quả bình thường Triticum kiểu Triticum monococcum (2n = 14) dại (2n = 14) Con lai bất dục Quả của Sai sót do thể đa bội giảm phân T. fauschii (kiểu dại) T. turgidum (2n = 28) (2n = 14)Hình 3.24 Sự hình thành thể đa Co ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình di truyền học di truyền học tài liệu di truyền học sinh học hướng dẫn di truyền học tìm hiểu di truyềnGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 150 0 0
-
Sổ tay Thực tập di truyền y học: Phần 2
32 trang 107 0 0 -
TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC VÀ BỆNH LÝ
80 trang 83 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
36 trang 65 0 0 -
Vận dụng lí thuyết kiến tạo để nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền học (Sinh học 12)
6 trang 46 0 0 -
Đề thi trắc nghiệm côn trùng Đại cuơng
14 trang 46 0 0 -
những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học (tái bản lần thứ ba): phần 2
128 trang 44 0 0 -
Tiểu luận Công nghệ sinh học động vật
19 trang 40 0 0 -
Bài giảng Công nghệ gen và công nghệ thông tin - GS.TS Lê Đình Lương
25 trang 35 0 0 -
Giáo án Sinh học lớp 9 (Trọn bộ cả năm)
266 trang 33 0 0