Danh mục

Giáo trình di truyền học phần 9

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu giáo trình di truyền học phần 9, khoa học tự nhiên, công nghệ sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình di truyền học phần 9 243 Yếu tố Ac và Ds là thành viện của họ transposon đơn giản. Ngoài ra,còn có các họ yếu tố di động khác ở ngô. Mỗi họ chứa yếu tố tự động mãhóa cho transposase có thể chuyển được yếu tố trong cùng một họ, nhưngkhông thể chuyển đến các họ khác vì transposase chỉ có thể bám vào đầumút của các thành viên trong họ. Ở người, yếu tố di động chiếm một nữa genome người. Đa số yếu tốdi động thuộc 2 dạng retrotransposon là yếu tố nhân rải rác kích thước dài(long interspersed nuclear element) LINEs và yếu tố nhân rải rác kíchthước ngắn (short interspersed nuclear element) SINEs. LINE di chuyểnnhờ retrotransposition đã sử dụng yếu tố mã hóa reverse transcriptase,nhưng lại thiếu một vài tính chất về cấu trúc của yếu tố giống retrovirusbao gồm LTR. SINE được mô tả như là LINE không tự động, vì chúng có tính chấtcấu trúc đặc trưng của LINE nhưng không mã hóa cho reversetranscriptase riêng. Người ta cho rằng chúng di chuyển được nhờ enzymereverse transcriptase được mã hóa bởi LINE trong genome. SINE ở người được gọi là trình tự Alu vì nó chứa trình tự điểm cắtcủa enzyme cắt hạn chế Alu. Genome của người chứa hơn 1 triệu trình tựAlu chỉ một phần hoặc toàn bộ, chiếm hơn 10% genome của người. Trìnhtự Alu đầy đủ có kích thước 200 nucleotide. DNA genome mang yếu tố diđộng lớn hơn 20 lần DNA mã hóa cho tất cả protein người. Tần số đột biến ngẫu nhiên do xen vào yếu tố nhóm 2 là thấp chưađến 0,2% trong tổng các đột biến ngẫu nhiên. Trong khi đó ở những tế bàođộng vật khác như chuột do xen retrotransposon lên đến 10% đột biếnngẫu nhiên, cao hơn 50 lần ở người có lẽ liên quan với hoạt tính của yếu tốretrotransposon cao hơn ở chuột. Câu hỏi và Bài tập 1. Vì sao phần lớn các đột biến ảnh hưởng đến các gene cấu trúcthường là lặn so với các allele hoang dại? 2. Sự hình thành đột biến dịch khung diễn ra như thế nào? 3. Các hóa chất gây đột biến có đặc điểm gì? 4. Giải thích cơ sở đột biến của các tác nhân gây đột biến sau: 5-bromuracil, acid nitrơ và acridin. Xác định xem chúng tạo ra dạng đột biếnnào (đồng hoán, đảo hoán hay dịch khung)? 5. Hãy mô tả một loại sai hỏng ngẫu nhiên dẫn đến đột biến. 6. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các kiểu transposition. 244 7. Các trình tự đảo ngược có vai trò gì trong transposition? 8. Cho một chuỗi trình tự nucleotide trên mRNA như sau: Dạng hoang dại: ... 5 AAUCCUUACGGA 3 ... Dạng đột biến: .... 5 AAUCCUACGGA 3 ... Hãy cho biết: Sai hỏng trên xảy ra do loại đột biến nào? 9. Đột biến xảy ra trong trình tự nucleotide do kết cặp nhầm như sau: 5 AGCTGCCTT 3 3 ACGATGGAA 5 (mạch khuôn) ↓ mRNA Hãy cho biết: Amino acid nào sẽ được tìm thấy ở codon có nucleotidebị thay đổi như trên? 10. Ở bắp, tần số đột biến của locus R (màu cây) rất cao: 492 đột biếntrên 106 giao tử. Gene tạo màu đỏ của nội nhũ Pr có tần số đột biến là 11đột biến trên 106 giao tử. Hãy cho biết: Cần phải phân tích bao nhiêu câymới tìm được 1 đột biến kép của 2 gen trên? Tài liệu Tham khảoTiếng ViệtPhạm Thành Hổ. 2000. Di truyền học. NXB Giáo Dục.Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (1998). Cơ sở di truyền học. NXB Giáodục.Hoàng Trọng Phán. 1995. Di truyền học phân tử. Trung tâm Đào tạo Từxa, Đại học HuếTiếng AnhAnthony J. F. Griffiths, Susan R. Wessler, Richard C. Lewontin, WilliamM. Gelbart, David T. Suzuki, Jeffrey H. Miller. 2004. An introduction togenetics analysis. W.H. Freeman Publishers.Harlt D.L., Jones E.W. 1998. Genetics - Principle and analysis. Jone andBartlett Publshers, Toronto, Canada.Stansfield W.D. 1991. Schaum’s outline of theory and problems ofgenetics. McGraw-Hill, Companies, Inc., United States of America.Watson D.J, Baker T.A., Bell S.P., Gann A., Levine M., Losick R. 2004.Molecular biology of the gene. Benjamin/Cummings, San Francisco, USA. 245Chương 9 Di truyền Tế bào chấtI. Sự di truyền tế bào chất1. Sự di truyền của các gene lạp thể Trong sự thụ phấn của thực vật bậc cao, một tế bào trứng có kíchthước lớn có nhiều tế bào chất phối hợp với nhân của hạt phấn không có tếbào chất ở chung quanh. Do đó hợp tử nhận được phần lớn tế bào chất củatế bào trứng. Nếu hai bố mẹ có thành phần nguyên liệu di truyền trong tếbào chất khác nhau thì thế hệ con sẽ nhận được nhiều nguyên liệu ditruyền trong tế bào chất của mẹ. Do đó sẽ xảy ra sự di truyền theo thế hệmẹ. Hiện tượng di truyền lá đốm được phát hiện rất sớm ở Mirabilisjalapa (Correns, 1908), ở Pelargonium zonale (E.Bauner, 1909). Các câycó lá đốm có thể có nguyên cành với lá trắng không có ch ...

Tài liệu được xem nhiều: