Thông tin tài liệu:
Tiếp theo ở phần 1, trong phần 2 của giáo trình "Địa chất cấu tạo" sẽ trình bày một số nội dung như: Thớ chẻ và khe nứt, đứt gãy, thế nằm của đá magma, thế nằm của đá biến chất, các cấu trúc cơ bản của trái đất. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên và học viên thuộc các khoa Địa chất, Dầu khí, Mỏ và Kinh tế quản trị doanh nghiệp của Trường Đại học Mỏ - Địa chất và là lài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên các ngành tương ứng của các trường đại học khác. Mời tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Địa chất cấu tạo: Phần 2 - GS. Lê Như Lai
Chương VII
THỚ CHẺ VÀ KHE NÚT
7.1. KHÁI N IỆM C H U N G
Trong các chương trên, chúng ta đã nhắc đến thớ chẻ và khe nứt. T hớ chẻ và khe nứt là
sản phẩm của quá trình biến dạng. Các sản phẩm biến dạng này có đặc điểm là chia cắt các
đá bị biến dạng ra thành các khối, có quy mô khác nhau và nói chung không xảy ra hiện
tượng dịch chuyển đáng kể dọc theo chúng. Khi m ột vật thê bị tác dụng lực lớn hơn giới
hạn bền cúa chúng, thì vật thể bị phá huỷ. Q uá trình phá huỷ có thể xảy ra đ ộ t ngột hoặc từ
từ, chú yếu phụ thuộc vào cường độ của lực tác dụng và tính cơ lí cùa vật thể. Trường hợp
lực tác dụng không đủ cường độ để phá huý đá và vật liệu có tính cơ lí thoà m ãn diều kiện
tồn tại nguyên vẹn của đá, thì trong vật thể xuất hiện các cấu tạo m ặt không dễ dàng có thể
nhận biết được. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng lực thì có thể tách vật thể thành những tấm,
theo những mặt nhất định song song với nhau. N hững vật thê như vậy ta bảo chúng có tính
cắt hay có tính chẻ (divisibility, partibility). Đ ối với vật liệu dẻo, khi bị uốn nếp, chúng
cháng những bị uốn cong m à trong chúng còn xuất hiện nhiều khe nứt nhò, thanh nél, phân
bô có quy luật, trông như phiến hoá. N hững khe nứt, phiến hoá liên quan với hiện tượng
uốn nếp gọi là thớ chẻ (cleavage). K hi một vật thể bị biến dạng, tách nứt ra thành các khối
và dọc theo chỗ tách, nứt này vật thể bị dịch chuyên không đáng kể thì các sản phẩm biến
dạng nói trên được gọi là khe nứt (fractures, fissures, cracks, joint, cleft). Dưới đây là một
số định nghĩa cơ bản.
7.1.l ỗ Tính chẻ
Tính chẻ là một thuật ngữ để chi khả năng hoặc tính chất cùa đá có thể tách ra theo những
mặt phẳng song song nào đó. Những mặt như vậy gọi là m ặt chẻ hoặc thớ che. Tính ché
không thể hiện bởi các khe nứt cho dù là những khe nứt nhỏ phải xác định bằng kính hiển vi.
Nguyên nhàn chính tạo ra tính chẻ trong đá là sự sắp xếp, định hướng theo m ột phương
của các khoáng vật tạo đá dạng tấm , dạng kim , dạng lãng trụ (như m ica, cloritoit. amphibon,
v.v...). Do sự định hướng như vậy nèn có thể tách đá thành các tấm song song với nhau rất
quan trọng đối với việc khai thác đá trong xây dựng. Sự định hướng của các khoáng vật tạo
đá nói ớ trên do tác dụng của lực đối với dòng dung nham xuyên lẻn hoặc do dung nham
m agm a kêt tinh trong điều kiện bị ép bẽn sườn. N hững thí nghiệm về sự kết tinh cùa các
khoáng vật trong m ôi trường ép nén đều cho thấy trục dài cùa khoáng vật hoặc m ặt phảng
của khoáng vật dạng tấm vuông góc với phương của lực tác dụng (F. E. W rieh t. 1906).
166
Hiện tượng định hướng cũng có thê do tập hợp hạt, các dị li thể ở trong đá bị dãn dài song
song với hướng chuyển động của các mặt trượt hoặc do lực kiến tạo gây ra hiện tượng ép và
trượt khác nhau dọc theo các mặt cấu tạo cắt (shear surface) hoặc m ặt ép dẹt (pressure
surface).
7.1.2. Nứt né
Nứt né (jointing) là một khái niệm chung, không có ý nghĩa nguồn gốc, đặc trưng bời sự
phá huý đá theo các m ặt và dọc theo các mật đó không có sự dịch chuyển đáng kể.
7.1ẵ3. Khe nứt phi kiến tạo
Khe nứt phi kiến tạo (atectonic joints) có người còn gọi là khe nứt nội động. K he nứt nội
động (endokinetic joints hoặc endokinetic fissures) là những khe nứt xuất hiện liên quan
với sự biến đổi vật chất ớ bên trong của đá như do sự tăng thể tích cúa đá khi khoáng vật
tạo đá bị hydrat hoá, do sự co rút thể tích của vật thể, ví dụ do sự nguội lạnh cùa khối
magma nóng chảy, do sự giảm thể tích khi bị khô cạn của các tầng trầm tích vốn rất ẩm.
Như vậy khe nứt nội động là các khe nứt phi kiến tạo.
7.1.4. Khe nứt kiến tạo
Khe nứt kiến tạo (tectonic Joints) cũng có người gọi là khe nứt ngoại động (exokinetic
joints hoặc exokinetic fissures). Đó là những khe nứt xuất hiện do lực bên ngoài tác dụng
vào đá tức là các khe nứt kiến tạo và trong chừng mực nào đó là các khe nứt thoát tái.
Thuật ngữ khe nứt nội động và khe nứt ngoại động do Lasaulx nêu ra từ nãm 1882. Năm
1914, Lasaulx chia khe nứt ra làm hai nhóm là các khe nứt nội động và các khe nứt ngoại
động. Nhóm nội dộng gồm hai loại là các khe nứt dãn (hoặc nớ) (D ilatationsspalten) và các
khe nút co ép (C ontractionsspalten). Loại khe nứt co ép có hai kiểu là khe nứt do nguội lạnh
(durch E rkalten) và khe nứt do khô cạn (durch A ustrocken). Các khe nứt ngoại động dược
chia ra làm bốn loại là các khe nứt (do) sụt (Einsturz spalten), các khe nứt (do) nâng
(A ufbruchspalten), các khe nút (do) uôn cong (B iegungsspalten) và các khe nứt (do) ép
(Pressungsspalten). Các khe nứt do uốn cong lại được chia ra làm hai loại là các khe nứt (do)
uốn nếp (Faltungsspalten) và các khe nứt do xoắn (Torisionsspalten). Các khe nứt (do) uốn
nếp gồm ba loại là các khc nứt gảy (B ruchspalten), các khe nứt cắt (Schubspalten) và các
khe nứt ép dẹt (A ufblaetberungsspalten) (phần này chú thích bằng nguyên bán tiếng Đức).
Các khe nứt ...