Giáo trình Dịch tễ học: Phần 2 - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
Số trang: 76
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.08 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Giáo trình Dịch tễ học thuộc chương trình trung cấp nghề do BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh biên soạn. Nội dung phần 2 trình bày về: các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học; đo lường tần suất bệnh trạng (số đo mắc bệnh, số đo tử vong); phương tiện, hóa chất và nguyên lý phòng chống dịch; thu thập và bảo quản bệnh phẩm;...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dịch tễ học: Phần 2 - BS.CKI. Nguyễn Văn ThịnhBS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 50 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BS. Nguyễn Văn ThịnhMỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày khái niệm và nội dung chính của các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 2. So sánh các đặc trưng giữa các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 3. Trình bày bảng 2x2 và các ứng dụng trong dịch tễ học.ĐẠI CƯƠNG Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) là cách thức, công cụ, kỹ thuật hay phương tiện được áp dụng vào các cuộc điều tra hoặc thực nghiệm nhằm thu hoạch các kiến thức mới. Phương pháp NCKH là do mục tiêu, do đối tượng, phương tiện kỹ thuật, điều kiện hoàn cảnh và do người sử dụng quyết định nó. Trong y học có 2 loại phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên cứu mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích. NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu phân tíchTừng ca Loạt ca Cắt ngang Sinh thái Quan sát Can thiệp Đoàn hệ Bệnh chứng Tiền cứu Hồi cứu Thử nghiệm cứu Sơ đồ 4.1: Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ họcGiáo trình Dịch tễ học. Trang 51 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ Là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gì vào hiện tượng mà mình quan tâm, chỉ đơn thuần quan sát và mô tả hiện tượng đó. Các thiết kế nghiên cứu mô tả thường chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng với một hay nhiều yếu tố được cho là yếu tố nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể là kết hợp nhân quả tại một thời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết. Mục đích của các loại thiết kế nghiên cứu quan sát mô tả để xây dựng nên một giả thuyết nhân - quả (chứ không chứng minh được tính nhân-quả), mô tả được cả bệnh và một hay nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. 1. Nghiên cứu từng ca: Nghiên cứu từng ca (báo cáo một ca) là một nghiên cứu mô tả những đặc tính bệnh trạng của một bệnh xảy ra trên một đối tượng nghiên cứu duy nhất. Trong một mùa dịch, chúng ta gặp một trường hợp sốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô hấp. Báo cáo “Nhân một trường hợp bệnh lý sốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô hấp cấp” mô tả một trường hợp đặc biệt và hiếm gặp. Những đặc điểm của bệnh trạng cùng những yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh có thể gợi ý về một mối liên hệ giữa những yếu tố nguy cơ và bệnh. 1.1. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từng cá thể: Các thiết kế này thu thập dữ kiện từ từng cá thể rồi mới tập hợp lại thành kết quả chung cho nghiên cứu ( trừ nghiên cứu một trường hợp). Các nghiên cứu mô tả lâm sàng chủ yếu sử dụng thiết kế này. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể bao gồm: 1. 2. Mô tả một trường hợp lạ, hiếm gặp: Đây là thiết kế nghiên cứu cơ bản của phương pháp mô tả dịch tễ học dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể. Là bệnh án chi tiết, tỷ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều thầy thuốc. Đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỷ mỷ, đặc biệt về căn nguyên nghi ngờ của bệnh và kết quả là phải có một hay nhiều giả thuyết nhân quả được hình thành 2. Nghiên cứu loạt ca: Tương tự như mô tả một trường hợp nhưng áp dụng để mô tả một vài hoặc nhiều trường hợp cùng mắc một bệnh hay cùng một hiện tượng sức khoẻ lạ, hiếm gặp. Nghiên cứu loạt ca có thể giúp chúng ta phát hiện dịch, hoặc sự xuất hiện của một bệnh mới. Mô tả chùm bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một trường hợp đơn độc. Nghiên cứu từng ca và nghiên cứu loạt ca là loại nghiên cứu thường được sử dụng trong lâm sàng, trong các mô tả bệnh viện đặc biệt là trong các trường hợp không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên. Giáo trình Dịch tễ học.BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 52 Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả về bệnh đang quan tâm. Sản phẩm thường là tỷ lệ mắc từng triệu chứng; độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán của các triệu chững hoặc các bộ triệu chứng. Hạn chế của nghiên cứu này là phần suy lý thống kê bị hạn chế, kết quả nghiên cứu khó có thể ngoại suy cho quần thể, trừ trường hợp tiêu chuẩn chọn bệnh hết sức chặt chẽ để bệnh nhân đang nghiên cứu có thể đại diện cho một quần thể nhất định. 3. Nghiên cứu cắt ngang: Áp dụng để mô tả hiện tượng sức kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dịch tễ học: Phần 2 - BS.CKI. Nguyễn Văn ThịnhBS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 50 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BS. Nguyễn Văn ThịnhMỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày khái niệm và nội dung chính của các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 2. So sánh các đặc trưng giữa các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 3. Trình bày bảng 2x2 và các ứng dụng trong dịch tễ học.ĐẠI CƯƠNG Phương pháp nghiên cứu khoa học (NCKH) là cách thức, công cụ, kỹ thuật hay phương tiện được áp dụng vào các cuộc điều tra hoặc thực nghiệm nhằm thu hoạch các kiến thức mới. Phương pháp NCKH là do mục tiêu, do đối tượng, phương tiện kỹ thuật, điều kiện hoàn cảnh và do người sử dụng quyết định nó. Trong y học có 2 loại phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên cứu mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích. NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu phân tíchTừng ca Loạt ca Cắt ngang Sinh thái Quan sát Can thiệp Đoàn hệ Bệnh chứng Tiền cứu Hồi cứu Thử nghiệm cứu Sơ đồ 4.1: Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ họcGiáo trình Dịch tễ học. Trang 51 Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ Là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gì vào hiện tượng mà mình quan tâm, chỉ đơn thuần quan sát và mô tả hiện tượng đó. Các thiết kế nghiên cứu mô tả thường chỉ quan tâm đến việc mô tả bệnh cùng với một hay nhiều yếu tố được cho là yếu tố nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể là kết hợp nhân quả tại một thời điểm nên chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết. Mục đích của các loại thiết kế nghiên cứu quan sát mô tả để xây dựng nên một giả thuyết nhân - quả (chứ không chứng minh được tính nhân-quả), mô tả được cả bệnh và một hay nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. 1. Nghiên cứu từng ca: Nghiên cứu từng ca (báo cáo một ca) là một nghiên cứu mô tả những đặc tính bệnh trạng của một bệnh xảy ra trên một đối tượng nghiên cứu duy nhất. Trong một mùa dịch, chúng ta gặp một trường hợp sốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô hấp. Báo cáo “Nhân một trường hợp bệnh lý sốt xuất huyết dengue tử vong vì suy hô hấp cấp” mô tả một trường hợp đặc biệt và hiếm gặp. Những đặc điểm của bệnh trạng cùng những yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh có thể gợi ý về một mối liên hệ giữa những yếu tố nguy cơ và bệnh. 1.1. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từng cá thể: Các thiết kế này thu thập dữ kiện từ từng cá thể rồi mới tập hợp lại thành kết quả chung cho nghiên cứu ( trừ nghiên cứu một trường hợp). Các nghiên cứu mô tả lâm sàng chủ yếu sử dụng thiết kế này. Mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể bao gồm: 1. 2. Mô tả một trường hợp lạ, hiếm gặp: Đây là thiết kế nghiên cứu cơ bản của phương pháp mô tả dịch tễ học dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể. Là bệnh án chi tiết, tỷ mỉ, đầy đủ, do một hoặc nhiều thầy thuốc. Đòi hỏi phải khai thác đầy đủ, tỷ mỷ, đặc biệt về căn nguyên nghi ngờ của bệnh và kết quả là phải có một hay nhiều giả thuyết nhân quả được hình thành 2. Nghiên cứu loạt ca: Tương tự như mô tả một trường hợp nhưng áp dụng để mô tả một vài hoặc nhiều trường hợp cùng mắc một bệnh hay cùng một hiện tượng sức khoẻ lạ, hiếm gặp. Nghiên cứu loạt ca có thể giúp chúng ta phát hiện dịch, hoặc sự xuất hiện của một bệnh mới. Mô tả chùm bệnh có giá trị hình thành giả thuyết cao hơn so với mô tả một trường hợp đơn độc. Nghiên cứu từng ca và nghiên cứu loạt ca là loại nghiên cứu thường được sử dụng trong lâm sàng, trong các mô tả bệnh viện đặc biệt là trong các trường hợp không thể tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên. Giáo trình Dịch tễ học.BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh. Trang 52 Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả về bệnh đang quan tâm. Sản phẩm thường là tỷ lệ mắc từng triệu chứng; độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán của các triệu chững hoặc các bộ triệu chứng. Hạn chế của nghiên cứu này là phần suy lý thống kê bị hạn chế, kết quả nghiên cứu khó có thể ngoại suy cho quần thể, trừ trường hợp tiêu chuẩn chọn bệnh hết sức chặt chẽ để bệnh nhân đang nghiên cứu có thể đại diện cho một quần thể nhất định. 3. Nghiên cứu cắt ngang: Áp dụng để mô tả hiện tượng sức kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dịch tễ học Giáo trình Dịch tễ học Giáo trình Dịch tễ học phần 2 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học Đo lường tần suất bệnh trạng Nguyên lý phòng chống dịchTài liệu liên quan:
-
CÁC SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
41 trang 72 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não
6 trang 53 0 0 -
Bài giảng Bộ môn Dịch tễ học: Dịch tễ học không truyền nhiễm - BS. Lâm Thị Thu Phương
15 trang 48 0 0 -
Phân tích số liệu bằng Epi Info 2002 - Mở đầu
5 trang 39 0 0 -
45 trang 39 0 0
-
Báo cáo chuyên đề: Virus bệnh đậu mùa
17 trang 39 0 0 -
Tiểu luận: Báo cáo về bệnh dịch tễ học và các đặc điểm lâm sàng
38 trang 36 0 0 -
Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em (In lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung): Phần 1
83 trang 31 0 0 -
14 trang 31 0 0
-
Phương pháp phân tích thể tích
59 trang 29 0 0