Danh mục

Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

Số trang: 135      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.09 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Giáo trình Điện tử cơ bản cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái quát chung về linh kiện điện tử; Các khái niệm cơ bản; Linh kiện thụ động; Linh kiện bán dẫn; Các mạch khuếch đại dùng tranzitor; Các mạch ứng dụng dùng BJT;...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội Bài 3 Linh kiện bán dẫn Mục tiêu - Phân biệt được các linh kiện bán dẫn có công suất nhỏ: điốt nắn điện, điốttách sóng, led theo các đặc tính của linh kiện, các loại linh kiện bằng máy đo VOM/DVOM theo các đặc tính của linh kiện.; Sử dụng được bảng tra để xác định đặctính kỹ thuật linh kiện theo nội dung bài đã học. - Kiểm tra đánh giá được chất lượng linh kiện bằng VOM/ DVOM trên cơ sởđặc tính của linh kiện. - Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập.3.1.Khái niệm chất bán dẫn Định nghĩa Chất bán dẫn là chất có đặc tính dẫn điện trung gian giữa chất dẫn điện vàchất cách điện. Sự phân chia trên chỉ có tính chất tương đối, vì điện trở suất của chất bán dẫncòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nếu chỉ dựa vào điện trở suất để định nghĩathì chưa thể biểu thị đầy đủ các tính chất của các chất bán dẫn. Các tính chất của chất bán dẫn Điện trở của chất bán dẫn giảm khi nhiệt độ tăng, điện trở tăng khi nhiệt độgiảm. Một cách lý tưởng ở không độ tuyệt đối (- 2730C) thì các chất bán dẫn đềutrở thành cách điện. Điện trở của chất bán dẫn thay đổi rất nhiều theo độ tinh khiết.Các chất bán dẫn hoàn toàn tinh khiết có thể coi như cách điện khi ở nhiệt độ thấp.Nhưng nếu chỉ có một chút tạp chất thì độ dẫn điện tăng lên rất nhiều, thậm chí cóthể dẫn điện tốt như các chất dẫn điện. Điện trở của chất bán dẫn thay đổi dưới tác dụng của ánh sáng. Cường độ ánhsáng càng lớn thì điện trở của chất bán dẫn thay đổi càng lớn . Khi cho kim loại tiếp xúc với bán dẫn hay ghép hai loại bán dẫn N và P vớinhau thì nó chỉ dẫn điện tốt theo một chiều. Ngoài ra, các chất bán dẫn có nhiều đặctính khác nữa. 54 3.1.1. Chất bán dẫn thuần Người ta đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: dòng điện trong các chất dẫn điệnlà do các điện tử tự do chạy theo một chiều nhất định mà sinh ra. Còn dòng điệntrong chất bán dẫn không những do sự di chuyển có hướng của các điện tích âm(điện tử), mà còn là sự di chuyển có hướng của các điện tích dương (lỗ trống). Bán dẫn thuần : là bán dẫn duy nhất không pha thêm chất khác vào. Sự dẫn điện của bán dẫn thuần. Ví dụ: Xét bán dẫn tinh khiết Si, Si có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng, 4 điện tửnày sẽ liên kết với 4 điện tử của bốn nguyên tử kế cận nó, hình thành mối liên kếtgọi là liên kết cộng hóa trị cho nên ở nhiệt độ thấp mối liên kết này khá bền vững.sẽ không có thừa điện tử tự do, do đó không có khả năng dẫn điện. Gọi là trạng tháitrung hoà về điện. Hình 3.1: Mạng tinh thể của Si Khi nhiệt độ tác động vào chất bán dẫn tăng lên, thì điện tử lớp ngoài cùngđược cung cấp nhiều năng lượng nhất. Một số điện tử nào đó có đủ năng lượngthắng được sự ràng buộc của hạt nhân thì rời bỏ nguyên tử của nó, trở thành điện tửtự do, di chuyển trong mạng tinh thể. Chỗ của chúng chiếm trước đây trở thành lỗtrống và trở thành ion dương. Ion dương có nhu cầu lấy một điện tử bên cạnh để trởvề trạng thái trung hoà về điện. Sẽ có một điện tử của Si bên cạnh nhảy vào lấp chỗ trống. Lại tạo nên một lỗtrống khác và sẽ có một điện tử ở cạnh đó nhảy vào lấp chỗ trống. 55 Hình 3.2: Sự tạo thành lỗ trống và điện tử tự do Cứ như vậy, mỗi khi có một điện tử tự do thoát khỏi ràng buộc với hạt nhâncủa nó, di chuyển trong mạng tinh thể, thì cũng có một lỗ trống chạy trong đó.Thực chất, sự di chuyển của lỗ trống là do di chuyển của các điện tử chạy tới lấp lỗtrống. Trong chất bán dẫn tinh khiết bao giờ số điện tử và số lỗ trống di chuyễn cũngbằng nhau. Ở nhiệt độ thấp thì chỉ có ít cặp điện tử lỗ trống di chuyển. Nhưng nhiệtđộ càng cao thì càng có nhiều cặp điện tử, lỗ trống di chuyễn. Sự di chuyển nàykhông có chiều nhất định nên không tạo nên dòng điện. Nếu bây giờ đấu thanh bán dẫn với hai cực dương, âm của một pin, thì giữahai đầu thanh bán dẫn có một điện trường theo chiều từ A đến B (hình 3.3.). Cácđiện tử sẽ di chuyển ngược chiều điện trường, các điện tử tới lấp lỗ trống cũng chạyngược chiều điện trường. Dòng điện tử và dòng lỗ trống hợp thành dòng điện trongthanh bán dẫn. nhiệt độ càng tăng thì dòng điện càng lớn. E dßng ®iÖn tö 0---> 0---> 0---> 0---> 0---> 0---> 0---> B ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: