Danh mục

Giáo trình Điều dưỡng bệnh truyền nhiễm (Dùng cho Cao đẳng điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội

Số trang: 149      Loại file: doc      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Điều dưỡng bệnh truyền nhiễm (Dùng cho Cao đẳng điều dưỡng)" được biên soạn với các bài học về: đại cương bệnh truyền nhiễm; chăm sóc người bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường tiêu hóa: thương hàn, tả, lỵ; chăm sóc người bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường; chăm sóc người bệnh uốn ván; chăm sóc người bệnh viêm gan do virus;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng bệnh truyền nhiễm (Dùng cho Cao đẳng điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Đối tượng Cao đẳng điều dưỡng) HÀ NỘI - 2020 Chủ biên: ThS. Đinh Quốc Khánh Tham gia biên soạn: BS. Vũ Hồng Vinh ThS. Nguyễn Thị Việt Hà LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Điều dưỡng bệnh Truyền nhiễm dành cho đối tượng sinh viên cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng, được biên soạn dựa trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Giáo trình cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản và một số kiến thức chuyên ngành Truyền nhiễm, giúp sinh viên có khả năng áp dụng trong quá trình chăm sóc người bệnh. Giáo trình Điều dưỡng bệnh Truyền nhiễm được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về một số bệnh Truyền nhiễm thường gặp và chăm sóc người bệnh Truyền nhiễm. Tài liệu được biên soạn bởi các giảng viên của bộ môn Điều dưỡng Truyền nhiễm, thuộc khoa Y, trường Cao đẳng y tế Hà Nội. Trong quá trình biên soạn, mặc dù ban biên soạn đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp và quý bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ Đinh Quốc Khánh MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Bài 1. Đại cương bệnh truyền nhiễm 1 Bài 2. Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường 11 tiêu hóa: Thương hàn, Tả, Lỵ Bài 3. Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường 32 hô hấp: Ho gà, Lao phổi, Cúm, Sởi, Thủy đậu, Quai bị. Bài 4. Chăm sóc người bệnh uốn ván 66 Bài 5. Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Dengue 80 Bài 6. Chăm sóc người bệnh viêm gan do virus 94 Bài 7. Chăm sóc người bệnh viêm màng não- viêm não 109 Bài 8. Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV/AIDS 125 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM Số tiết: 01 Mục tiêu học tập - Kiến thức 1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ và đặc điểm lâm sàng bệnh truyền nhiễm qua từng thời kỳ. (CĐRMH 2) 2. Trình bày được cách lập kế hoạch chăm sóc chung cho người mắc bệnh truyền nhiễm. (CĐRMH 3) - Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3. Thể hiện được tính tích cực trong học tập. Có khả năng hoạt động độc lập hoặc phối hợp tốt khi làm việc nhóm trong quá trình học tập. (CĐRMH 4) Nội dung 1. Đại cương Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm) gây nên. Có khả năng lây truyền nhanh sang các cá thể xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng, …) và có xu hướng phát sinh thành dịch trong cộng đồng dân cư. Các bệnh gây dịch luôn luôn thách thức cuộc sống loài người và thường song hành cùng chiến tranh, đói nghèo. Các ghi chép về lịch sử loài người cho thấy có nhiều đại dịch có thể kết thúc các nền văn minh của nhân loại: - Dịch hạch với văn minh Hy Lạp - Cái chết Đen thế kỷ 14: 50 triệu người đã tử vong - Dịch đậu mùa với văn minh Aztec tại Mexico năm 1520 -1521 gây tử vong 10- 15 triệu người - Dịch cúm với thế chiến thứ nhất Từ những năm 1960 đến 1970, y học thế giới đã thừa kế và ứng dụng các thành tựu khoa học trong việc bảo vệ sức khỏe con người như vắc xin, vi khuẩn học, kháng sinh đã góp phần vào điều trị các bệnh truyền nhiễm. Điển hình, 1 bệnh đậu mùa đã được thanh toán toàn cầu và nhờ ứng dụng thành quả vắc xin mà hiện nay bệnh bại liệt đã được thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, trên toàn cầu đã xuất hiện đại dịch HIV/AIDS và nhiều bệnh dịch khác: Cúm A, dịch SARS (năm 2002-2003), MERS-CoV (năm 2012),… gần đây nhất là Sars-Cov2 (Covid-19) năm 2020. 2. Đặc điểm 2.1. Tác nhân gây bệnh Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi chung là mầm bệnh hoặc tác nhân gây bệnh. - Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. Mầm bệnh được xác định bằng: + Xét nghiệm trực tiếp: Cấy bệnh phẩm (máu, phân, đờm, nước tiểu...) hay tiêm truyền các bệnh phẩm đó cho súc vật thí nghiệm. + Xét nghiệm gián tiếp: phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như: các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc tìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da. - Mỗi loại mầm bệnh có một vật chủ riêng. Ví dụ: + Nhóm các vi sinh vật chỉ gây bệnh cho người (thủy đậu, sởi, …) + Nhóm các vi sinh vật chỉ gây bệnh cho các loài động vật khác nhau nhưng không gây bệnh cho con người. + Một số vi sinh vật có thể lây truyền giữa người và động vật. Ví dụ: dịch hạch, sốt mò, viêm não Nhật Bản, Leptospira, … - Tuy nhiên khi nhiễm mầm bệnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: