Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
Số trang: 79
Loại file: doc
Dung lượng: 2.75 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình "Điều dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng)" cung cấp cho người học những kiến thức như: đặc điểm giải phẫu, sinh lý răng và vùng quanh răng - thời gian mọc và thay răng; thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh sâu răng và dự phòng sâu răng; chăm sóc người bệnh viêm tủy và viêm quanh cuống răng; chăm sóc người bệnh viêm quanh răng; Một số sơ cấp cứu người bệnh chấn thương vùng hàm mặt;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TÊ Bộ môn Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa Thạc sỹ TRẦN CHUNG ANH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN: CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI Chủ biên: Th.S Trần Chung Anh ( Dành cho đối tượng cao đẳngsoạn: BS. Hoàng Thị Đợihọc vừa làm) Biên điều dưỡng chính quy và vừa Hà nội 4/2019 Hà Nội 20 - 4 - 2020 1 MỤC LỤC STT TÊN BÀI Trang Bài 1: Đặc điểm giải phẫu, sinh lý răng và vùng quanh răng – 1 thời gian mọc và thay răng Bài 2: Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh sâu răng và dự 2 phòng sâu răng. Bài 3: Chăm sóc người bệnh viêm tủy và viêm quanh cuống 3 răng. 4 Bài 4: Chăm sóc người bệnh viêm quanh răng. 5 Bài 5: Chăm sóc người bệnh trước và sau nhổ răng. Bài 6: Chăm sóc người bệnh phẫu thuật khe hở môi và vòm 6 miệng. Bài 7: Một số sơ cấp cứu người bệnh chấn thương vùng hàm 7 mặt. Tổng 2 Bài 1: ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG VÀ VÙNG QUANH RĂNG – THỜI GIAN MỌC VÀ THAY RĂNG Thời gian: 3 tiết Mục tiêu: *Kiến thức: 1. Mô tả được hình thể ngoài, cấu tạo trong của răng. 2. Mô tả được giải phẫu sinh lý của lợi, dây chằng, xương ổ răng và xương răng. 3. Trình bày được ký hiệu thông dụng của răng sữa và răng vĩnh viễn. 4. Trình bày được thời gian mọc răng sữa và răng vĩnh viễn * Kỹ năng: 5.Vẽ và chú thích được những thiết đồ đã học về giải phẫu răng và các thành phần của vùng quanh răng. * Năng lực tự chủ: 6.Tự thu thập thông tin và thảo luận nhóm 1. Hình thể ngoài của răng: Nhìn phía ngoài mỗi răng có cấu tạo gồm 3 phần: Thân răng, chân răng và đường cổ răng nằm giữa thân răng và chân răng. + Thân răng: Được men răng bao phủ, là phần răng nhìn thấy được trên cung hàm. + Chân răng nằm trong xương ổ răng có hệ thống dây chằng quanh răng bám vào giúp cố định chân răng trong xương ổ răng. Bề mặt chân răng được Cement bao phủ (xương răng). Hình 1: Mô phỏng răng hàm lớn hàm trên. Hình 2: Thiết đồ cắt đứng dọc qua răng hàm lớn hàm dưới *Cổ răng: Trên mỗi răng có hai danh từ cổ răng: Cổ răng sinh lý và cổ răng giải phẫu. 3 - Cổ răng sinh lý được giới hạn bởi phần bờ lợi viền xung quanh cổ răng. Lúc này phần răng nhìn thấy được trong miệng được gọi là thân răng lâm sàng. Cổ răng sinh lý thay đổi tuỳ thuộc vào lợi tự do và lợi bám dính. Tuổi càng cao thì vị trí bám của bờ viền lợi càng có xu hướng thấp dần về phía chóp răng. - Cổ răng giải phẫu: Chỉ nhìn thấy khi lợi đã bị co ngót, xương ổ răng đã bị tiêu xương, là đường cong cố định tạo bởi đường nối giữa men và Cement. Đây là nơi rất dễ bị thương tổn do lớp men và Cement phủ ngoài mỏng hơn so với ở thân răng và chân răng. 2. Cấu tạo trong của răng: 2.1. Men răng: Bao phủ mặt ngoài thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, và là một tổ chức cứng nhất của cơ thể. - Tỷ lệ chất vô cơ: 96%, chất hữu cơ và nước: 4%. - Tính chất lý học của men răng: Nhẵn bóng, trong suốt, rất giòn và cản quang. Bình thường nếu ngấm vôi tốt qua lớp men mỏng nhìn thấy lớp ngà ở trong nên thấy màu trắng ngà. Qua lớp men dầy và ngấm vôi không đều thì thấy men có màu xám hoặc trắng xanh. - Tính chất hoá học của men răng: Chủ yếu là Ca10 (PO4)6 (OH)2 và một số muối Cacbonat: MgCO3 Chlorua, Sulfat natri, Sulfat kali. Thành phần hữu cơ chiếm rất ít chủ yếu là các acide amin như: Histidin, Lysin, Arginin,… - Tổ chức học: Men răng được cấu tạo từ các trụ men hình lăng trụ được bao bọc bởi chất hữu cơ. Trên kính hiển vi điện tử thấy: Một trụ men được cấu tạo từ nhiều trụ nhỏ có chiều rộng từ 500 – 1000A0, chiều dài khoảng 3000 – 5000 A0. Hướng của trụ men thường thẳng đứng với ngà răng, trên núm răng hướng của trụ men giống như nan hoa bánh xe mà tâm là sừng tuỷ. Hướng trụ men ở cổ răng hàm cũng khá thẳng đứng đối với ngà răng. Bên ngoài men có phủ một lớp hữu cơ gọi là màng thứ phát, trong đời sống men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng lại có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng, tuổi càng cao men răng càng cứng và giòn. Đó là do các tinh thể sắp xếp lại sát nhau hơn, mặt khác men răng được ngấm các chất vi lượng, chủ yếu là Fluor. Fluor có tro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TÊ Bộ môn Điều dưỡng các bệnh chuyên khoa Thạc sỹ TRẦN CHUNG ANH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC PHẦN: CHUYÊN KHOA HỆ NGOẠI Chủ biên: Th.S Trần Chung Anh ( Dành cho đối tượng cao đẳngsoạn: BS. Hoàng Thị Đợihọc vừa làm) Biên điều dưỡng chính quy và vừa Hà nội 4/2019 Hà Nội 20 - 4 - 2020 1 MỤC LỤC STT TÊN BÀI Trang Bài 1: Đặc điểm giải phẫu, sinh lý răng và vùng quanh răng – 1 thời gian mọc và thay răng Bài 2: Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh sâu răng và dự 2 phòng sâu răng. Bài 3: Chăm sóc người bệnh viêm tủy và viêm quanh cuống 3 răng. 4 Bài 4: Chăm sóc người bệnh viêm quanh răng. 5 Bài 5: Chăm sóc người bệnh trước và sau nhổ răng. Bài 6: Chăm sóc người bệnh phẫu thuật khe hở môi và vòm 6 miệng. Bài 7: Một số sơ cấp cứu người bệnh chấn thương vùng hàm 7 mặt. Tổng 2 Bài 1: ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG VÀ VÙNG QUANH RĂNG – THỜI GIAN MỌC VÀ THAY RĂNG Thời gian: 3 tiết Mục tiêu: *Kiến thức: 1. Mô tả được hình thể ngoài, cấu tạo trong của răng. 2. Mô tả được giải phẫu sinh lý của lợi, dây chằng, xương ổ răng và xương răng. 3. Trình bày được ký hiệu thông dụng của răng sữa và răng vĩnh viễn. 4. Trình bày được thời gian mọc răng sữa và răng vĩnh viễn * Kỹ năng: 5.Vẽ và chú thích được những thiết đồ đã học về giải phẫu răng và các thành phần của vùng quanh răng. * Năng lực tự chủ: 6.Tự thu thập thông tin và thảo luận nhóm 1. Hình thể ngoài của răng: Nhìn phía ngoài mỗi răng có cấu tạo gồm 3 phần: Thân răng, chân răng và đường cổ răng nằm giữa thân răng và chân răng. + Thân răng: Được men răng bao phủ, là phần răng nhìn thấy được trên cung hàm. + Chân răng nằm trong xương ổ răng có hệ thống dây chằng quanh răng bám vào giúp cố định chân răng trong xương ổ răng. Bề mặt chân răng được Cement bao phủ (xương răng). Hình 1: Mô phỏng răng hàm lớn hàm trên. Hình 2: Thiết đồ cắt đứng dọc qua răng hàm lớn hàm dưới *Cổ răng: Trên mỗi răng có hai danh từ cổ răng: Cổ răng sinh lý và cổ răng giải phẫu. 3 - Cổ răng sinh lý được giới hạn bởi phần bờ lợi viền xung quanh cổ răng. Lúc này phần răng nhìn thấy được trong miệng được gọi là thân răng lâm sàng. Cổ răng sinh lý thay đổi tuỳ thuộc vào lợi tự do và lợi bám dính. Tuổi càng cao thì vị trí bám của bờ viền lợi càng có xu hướng thấp dần về phía chóp răng. - Cổ răng giải phẫu: Chỉ nhìn thấy khi lợi đã bị co ngót, xương ổ răng đã bị tiêu xương, là đường cong cố định tạo bởi đường nối giữa men và Cement. Đây là nơi rất dễ bị thương tổn do lớp men và Cement phủ ngoài mỏng hơn so với ở thân răng và chân răng. 2. Cấu tạo trong của răng: 2.1. Men răng: Bao phủ mặt ngoài thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, và là một tổ chức cứng nhất của cơ thể. - Tỷ lệ chất vô cơ: 96%, chất hữu cơ và nước: 4%. - Tính chất lý học của men răng: Nhẵn bóng, trong suốt, rất giòn và cản quang. Bình thường nếu ngấm vôi tốt qua lớp men mỏng nhìn thấy lớp ngà ở trong nên thấy màu trắng ngà. Qua lớp men dầy và ngấm vôi không đều thì thấy men có màu xám hoặc trắng xanh. - Tính chất hoá học của men răng: Chủ yếu là Ca10 (PO4)6 (OH)2 và một số muối Cacbonat: MgCO3 Chlorua, Sulfat natri, Sulfat kali. Thành phần hữu cơ chiếm rất ít chủ yếu là các acide amin như: Histidin, Lysin, Arginin,… - Tổ chức học: Men răng được cấu tạo từ các trụ men hình lăng trụ được bao bọc bởi chất hữu cơ. Trên kính hiển vi điện tử thấy: Một trụ men được cấu tạo từ nhiều trụ nhỏ có chiều rộng từ 500 – 1000A0, chiều dài khoảng 3000 – 5000 A0. Hướng của trụ men thường thẳng đứng với ngà răng, trên núm răng hướng của trụ men giống như nan hoa bánh xe mà tâm là sừng tuỷ. Hướng trụ men ở cổ răng hàm cũng khá thẳng đứng đối với ngà răng. Bên ngoài men có phủ một lớp hữu cơ gọi là màng thứ phát, trong đời sống men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi, nhưng lại có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng, tuổi càng cao men răng càng cứng và giòn. Đó là do các tinh thể sắp xếp lại sát nhau hơn, mặt khác men răng được ngấm các chất vi lượng, chủ yếu là Fluor. Fluor có tro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình ngành Điều dưỡng Điều dưỡng chuyên khoa răng hàm mặt Giáo trình Điều dưỡng khoa răng hàm mặt Đặc điểm giải phẫu răng Chăm sóc người bệnh sâu răng Chăm sóc người bệnh viêm tủy Chấn thương vùng hàm mặtGợi ý tài liệu liên quan:
-
65 trang 193 0 0
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
87 trang 39 0 0 -
Giáo trình Hoá học-hoá sinh (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
184 trang 37 0 0 -
Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạnh Cần Thơ
135 trang 36 0 0 -
89 trang 36 0 0
-
Giáo trình Phục hồi chức năng (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
63 trang 35 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dành cho ngành Chăm sóc sắc đẹp) - CĐ Y tế Hà Nội
178 trang 33 0 0 -
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa Thần kinh (Đối tượng: Cao đẳng Điều dưỡng) - CĐ Y tế Hà Nội
74 trang 30 0 0 -
Giáo trình Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
136 trang 25 0 0 -
Giáo trình Quản lý điều dưỡng - CĐ Y tế Hà Nội
122 trang 21 0 0