Thông tin tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở: Phần 2 gồm nội dung phần 23 đến phần 44, trình bày về phương pháp đo lượng dịch vào ra; kỹ thuật đưa thức ăn vào cơ thể; kỹ thuật hút dịch dạ dày, dịch tá tràng; kỹ thuật rửa dạ dày; kỹ thuật cho người bệnh thở Oxy; kỹ thuật hút đàm nhớt cho người bệnh; kỹ thuật thụt tháo, thụt giữ; kỹ thuật thông tiểu; kỹ thuật rửa bàng quang;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở: Phần 2 - BS. Nguyễn Văn ThịnhCN. Trần Thị Nô. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO VÀ RA CN. Trần Thị NôMỤC TIÊU 1. Xác định được nguồn dịch vào - ra khỏi cơ thể. 2. Giải thích để người bệnh hiểu được tầm quan trọng của đo lượng dịch vào và ra để họ hợp tác chặt chẽ. 3. Tiến hành đo lượng dịch vào – ra đúng qui trình kỹ thuật.ĐẠI CƯƠNG - Trong cơ thể con người tỷ lệ cân đối của dịch khác nhau phụ thuộc vào tuổi, người béo, gầy, chiều cao ... - Tất cả các loại dịch trong cơ thể được chuyển hoá thành các điện tử ion (-) và (+) phối hợp cho đến khi chuyển động liên tục trong cơ thể giúp cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải bỏ vào ra tế bào. - Bình thường lượng nước đưa vào cơ thể bằng lượng nước thoát ra: Thận và các lá phổi có trách nhiệm lớn đối với việc điều chỉnh cân bằng dịch trong cơ thể. - Khi cơ thể bị bệnh có nhiều kiểu mất dịch hoặc thừa dịch. Vậy người điều dưỡng phải biết nguồn dịch và nguồn điện giải. Sự đáp ứng cho các nhu cầu của các nguồn đó bằng thức ăn, rau, quả ... để theo dõi và đảm bảo lượng dịch vào- ra hoặc hạn chế lượng dịch vào. Các nguồn nước trung bình của người lớn: - Nguồn vào 2600ml/ngày: gồm Nước tiêu thụ: 1.500ml Nước trong thức ăn: 750ml. Oxy hóa: 350ml. - Nguồn ra: Nước tiểu thải qua thận: 1500ml. Phổi (hơi nước): 400ml. Da: 500ml. Mồ hôi: 100ml. Phân: 10-20 mlQUY TRÌNH KỸ THUẬT 1. Chuẩn bị người bệnh: - Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà (nếu người bệnh không tỉnh) biết tầm quan trọng của việc đo lường dịch vào ra để họ giữ lại nước tiểu, chất nôn, dịch ở tất cả các ống dẫn lưu.Giáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 140 Phương pháp đo lượng dịch vào và ra.- Hướng dẫn người bệnh ghi cẩn thận thức ăn, nước uống (đặc, lỏng), hoa quả ... giúp người điều dưỡng đo lường kết quả ngày càng chính xác.2. Chuẩn bị dụng cụ:- Bảng theo dõi dịch vào và ra có ghi chi tiết.- Bút chì để ghi.- Dụng cụ để đo lường.- Ca (có vạch chia chia độ), cốc,bát.- Cốc có chân, ống đong, bô, túi nylon, các dụng cụ này đều có chia độ rõ ràng để biết được số lượng chính xác.3. Tiến hành:- Ghi tên người bệnh, ngày tháng trên phiếu theo dõi.3.1. Đo lượng dịch vào từ các đường:- Đường miệng (ăn, uống): đo bằng chén ly.- Đường truyền tĩnh mạch.- Đường tiêm.- Cho ăn bằng ống thông.- Cộng tất cả các dịch trên, ghi vào phiếu theo dõi.3.2. Đo lượng dịch ra:- Nước tiểu: dặn người bệnh đi tiểu vào bô. Hết ca trực cộng lại 24 giờ.- Chất nôn.- Dịch tiết qua các ống thông.- Phân.- Dùng ống đong chia độ để đo (chú ý để nơi có bề mặt phẳng, đọc kết quả đọc ngấn phía trên). Đo xong đổ chất thải vào nhà vệ sinh, rửa sạch ống đo hoặc bô, để vào nơi quy định.- Cộng lượng dịch thải tất cả các đường.- Ghi vào phiếu theo dõi.3.3. Các thông số khác:- Đếm nhịp thở: nếu thở nhanh mất nhiều nước qua hơi thở.- Đo thân nhiệt: sốt gây mất nước.- Ghi lại tình trạng mồ hôi thoát ra.- Cân người bệnh hàng ngày.3.4. Tổng kết lượng dịch vào, ra:- Lấy kết quả hiệu của hai thông số lượng dịch vào và ra.- Đặt phiếu theo dõi lượng dịch vào, ra cạnh giường người bệnh. Trang 141 Giáo trình Điều dưỡng cơ sởCN. Trần Thị Nô. BẢNG THEO DÕI LƯỢNG DỊCH VÀO – DỊCH RA Ngày …………………. Tháng …………….. năm ………………….. Họ và tên người bệnh ……………………………………… Cân nặng ……… Chẩn đoán: …………………………………..…………………………………… Dịch vào: ………………………… Dịch ra: …………………………………… T.gian Uống An Truyền Nôn Thở N.tiểu Phân Mô tả 8 giờ 9 giờ 10 giờ 11 giờ 12 giờ 13 giờ 14 giờ 15 giờ …. …. …. …. …. …. …. …. …. 23 giờ 24 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 6 giờ 7 giờ 8 giờ CộngGiáo trình Điều dưỡng cơ sở Trang 142 Phương pháp đo lượng dịch vào và ra.TỰ LƯỢNG GIÁChọn trả lời hợp lý nhất:1. Trường hợp nào cần thiết phải đo lượng dịch vào, ra cho người bệnh: A. Mất máu. C. Sau phẩu thuật lớn. B. Rối loạn tiêu hoá D. Người bệnh mới vừa nhập viện2. Hàng ngày lượng nước tiểu thải ra ở người lớn trung bình là: A. 1600ml C. 1000ml B. 1200ml D. 1500ml3. Một người lớn trung bình một ngày lượng nước đưa vào cơ thể là: A. 100 ml C. 1500 B. 2600 ml D. 5004. Nguồn nước qua phổi hàng ngày là: A. 200 ml C. 1000 ml B. 400 ml D. 1500 ml Trang 143 Giáo trình Điều dưỡng cơ sởCN. Linh – BS. Thịnh. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI – TỬ VONG CN. Võ Thị Mỹ Linh BS. Nguyễn Văn ThịnhMỤC TIÊU 1. Nhận biết được những dấu hiệu trước khi tử vong. 2. Chăm sóc được người bệnh ở giai đoạn cuối. 3. Tiến hành được các công việc khi người bệnh đã tử vong.ĐẠI CƯƠNG Không ít trường hợp, mặc dù đã được cán bộ y tế tận tình cứu chữa nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng và ngày càng sát dần đến giai đọan cuối của cuộc đời. Cũng ...