Danh mục

Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Số trang: 225      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.77 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (225 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sách Điều dưỡng ngoại khoa được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục Điều dưỡng trung cấp của Bộ Y tế và chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được nhóm tác giả biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Y tế đã ban hành chương trìnhkhung đào tạo điều dưỡng trung cấp. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học cácmôn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạtchuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế. Sách Điều dưỡng ngoại khoa được biên soạn dựa trên chương trình giáo dụcĐiều dưỡng trung cấp của Bộ Y tế và chương trình khung đã được phê duyệt. Sáchđược nhóm tác giả biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dungchính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn ViệtNam. Sách Điều dưỡng ngoại khoa đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách vàtài liệu dạy – học trung cấp và dạy nghề của Bộ Y tế thẩm định vào năm 2008. Bộ Y tếquyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạnhiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viênvà độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn. 1 Bài 1PHÒNG MỔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm tiệt khuẩn, vô khuẩn và yêu cầu của phòng mổ. 2. Nêu được nguyên tắc vô khuẩn ngoại khoa, nguyên tắc về sức khỏe, quần áo của nhân viên y tế trong phòng mổ và cách bảo đảm vô khuẩn phòng mổ. 3. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ.1. PHÒNG MỔ1.1 Mở đầu Phòng mổ là phương tiện chính của quá trình điều trị ngoại khoa, người điều dưỡngkhi tiếp xúc với phòng mổ cần biết cấu trúc phòng mổ. Tổ chức và xây dựng phòng mổ,khâu then chốt phải chú ý là vấn đề chống nhiễm trùng và tạo điều kiện phát huy kỹthuật phẫu thuật được tốt nhất.1.2. Phòng mổ1.2.1. Khái niệm tiệt khuẩn và vô khuẩn 1.2.1.1. Tình trạng nhiễm khuẩn - Trước khi có phát minh của Pasteur tìm ra vi khuẩn và nguyên tắc vô khuẩn, tiệtkhuẩn của Lister trong phòng mổ và nhất là phát minh ra kháng sinh, tỷ lệ nhiễm trùngsau mổ là 30- 40%. - Trong thời gian gần đây tỷ lệ nhiễm trùng nói chung giảm xuống còn 1-5%. 1.2.1.2. Tiệt khuẩn Là tiêu diệt vi khuẩn bằng các biện pháp vật lý (nhiệt độ, áp suất, tia phóng xạ…)và các chất hoá học để biến một dụng cụ hoặc vật liệu có nhiễm khuẩn thành vô khuẩn. 1.2.1.3. Vô khuẩn - Một vật được gọi là vô khuẩn khi trên bất kỳ điểm nào của vật đó cho dù vật đó ởthể đặc, thể lỏng hay thể khí đều không có vi khuẩn. - Cần phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách không để cho các dụng cụ, vật liệu, môitrường không khí xung quanh có vi khuẩn xâm nhập vào vùng mổ. - Hai khái niệm vô khuẩn và tiệt khuẩn gắn bó chặt chẽ với nhau, muốn có vô khuẩnthì cần phải làm tốt công tác tiệt khuẩn.1.2.2. Một số nguyên tắc chung của phòng mổ - Hiện nay chưa có mô hình chuẩn về phòng mổ cho tất cả các nước, bởi vì xây vàtổ chức một khu mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu của việc điều trị, trình độkỹ thuật trang thiết bị được cung cấp…, đặc biệt là vấn đề tài chính. Trong y tế, việc đầutư cho ngoại khoa là một trong những đầu tư rất tốn kém. 2 - Tuy nhiên, người ta đã thống nhất được một số nguyên tắc chung cho dù khu mổxây dựng to hay nhỏ, hiện đại hay thô sơ. Các nguyên tắc chung đó là: + Phòng mổ phải xa nơi nhiễm khuẩn. + Phòng mổ phải được thông gió một cách thuận lợi, dễ dàng và đầy đủ, đồngthời thuận lợi cho việc cọ rửa trần và sàn nhà. + Phòng mổ phải có hệ thống thông gió, nhiệt độ, độ ẩm tốt và thích hợp. + Phòng mổ phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạotốt.1.2.3. Các yêu cầu cụ thể 1.2.3.1.Vị trí - Phòng mổ xây ở nơi cao ráo, thoáng khí, có ánh sáng tự nhiên, xa các buồng bệnhvà nguồn ô nhiễm khác. Nếu do quy mô nhỏ phải xây dựng cùng một khối nhà thì cửaphòng mổ không hướng về phía buồng điều trị để tránh các luồng khí từ phía buồng điềutrị tràn vào. - Thể tích buồng mổ là 100m3 (dài 6m, rộng 5m, cao 3,5m), tường và sàn nhà látbằng gạch men, góc tường cần xây tròn hoặc tù để tiện cho vệ sinh. Cần có hai lần cửađể ngăn luồng khí từ ngoài tràn vào phòng mổ, việc khép mở tự động là tốt nhất để ngănbụi. - Đường ra vào phòng mổ tốt nhất là một chiều. - Khu nhà mổ phải cách biệt với khu điều trị, đảm bảo yên lặng, tránh các lối đi lạinhiều, đem bụi và vi khuẩn vào phòng mổ. - Khu nhà mổ nên ở trung tâm của bệnh viện (nếu là bệnh viện ngoại khoa), hoặc ởtrung tâm của khoa ngoại (nếu là bệnh viện đa khoa) và được nối với các khoa phòngbằng cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: