Danh mục

Giáo trình điều dưỡng part 10

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cấp cứu người lớn: Trường hợp nạn nhân còn tỉnh. Người cứu đứng phía sau nạn nhân. Giúp nạn nhân cúi người về phía trước đầu thấp hơn ngực. Một tay người cứu đỡ ngực nạn nhân. Dùng gốc bàn tay đập mạnh vào phần giữa 2 xương bả vai 1-4 lần. Mỗi lần đập phải đủ mạnh để làm bật dị vật ra ngoài. Hoặc có thể cho nạn nhân cúi người bụng dựa trên thành ghế tựa, hai tay bám lấy mặt ghế. Người cứu đứng phía sau dùng gốc bàn tay đập mạnh vào phần giữa 2...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình điều dưỡng part 10Cấp cứu người lớn: Trường hợp nạn nhân còn tỉnh.Người cứu đứng phía sau nạn nhân. Giúp nạn nhân cúi người về phía trướcđầu thấp hơn ngực. Một tay người cứu đỡ ngực nạn nhân. Dùng gốc bàn tayđập mạnh vào phần giữa 2 xương bả vai 1-4 lần. Mỗi lần đập phải đủ mạnhđể làm bật dị vật ra ngoài. Hoặc có thể cho nạn nhân cúi người bụng dựatrên thành ghế tựa, hai tay bám lấy mặt ghế. Người cứu đứng phía sau dùnggốc bàn tay đập mạnh vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.Hình 194. Cấp cứu đối với người lớnTrường hợp nạn nhân bất tỉnh:Đặt nạn nhân nằm ngửa, làm thông đường thở và tiến hành hô hấp nhân tạo.Nếu không có kết quả thì lại xoay nạn nhân đối diện với người cứu, ngựcdựa vào đùi người cứu, đầu nghiêng hắn về phía người cứu. Làm động tácđập vào lưng như mô tả ở trên.Chú ý:Trước khi tiến hành động tác đập vào lưng thì phải kiểm tra miệng nạn nhân.Tháo rǎng giả hoặc móc bất kỳ một thứ gì còn vướng lại trong miệng nạnnhân. Sau mỗi lần đập lại kiểm tra miệng nạn nhân xem dị vật đã bật rachưa. Nếu dị vật đã bật ra miệng, thì móc dị vật ra ngoài. Nếu chưa thì làmđộng tác cấp cứu.Nếu nạn nhân ngừng thở hoặc bị tím tái thì phải tiến hành hô hấp nhân tạogiữa mỗi lần vỗ hoặc đập vào lưng. Trong một số trường hợp dị vật có thể dichuyển về phía trước (xuống sâu thêm) và lọt vào một nhánh phế quản chínhdo tác động của hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp này sẽ chỉ có một bênphổi bị tắc và sự hô hấp có thể đảm bảo đầy đủ nhờ phổi bên kia. Nạn nhânsẽ được xử trí lấy dị vật ra tại bệnh viện.b) Phương pháp ép vào bụng (thủ thuật Heimlich).Nguyên lý của phương pháp này là sức ép vào phía trên của bụng sẽ đẩy cơhoành lên trên và ép khí đọng ở trong phổi ra ngoài và như vậy có thể làmbật dị vật ra ngoài bằng ho nhân tạo.Hình 195. Vị trí đặt tay để ép vào bụng (điểm đám rối dương)Đối với người lớn và trẻ lớn:Người cứu đứng phía sau nạn nhân, xiết chặt 2 tay với nhau ở điểm đám rốidương khoảng giữa rốn và mũi ức, điểm X ở hình vẽ. Sau đó kéo mạnh 2tay lên phía trên và vào trong. Lặp lại động tác vài ba lần.Chú ý:Nếu đặt tay sai vị trí có thể gây nên tổn thương các cơ quan ví dụ gan, lách,dạ dày... Nếu nạn nhân bất tỉnh thì cho nạn nhân nằm trên một mặt phẳngchắc chắn, người cứu quỳ ở phía đùi nạn nhân 2 chân dạng ra hai bên và đặt2 gốc bàn tay chồng lên nhau lên trên điểm đám rối dương, sau người cứungả người về phía trước 2 tay vẫn giữ thẳng để ép vào bụng nạn nhân.Đối với trẻ em (trẻ dưới 6 tuổi):Người cứu ngồi đặt trẻ ngồi trên lòng nấm một bàn tay lại đặt lên giữa bụngtrẻ rồi ép vào phía trong và lên trên bụng trẻ với áp lực nhẹ hơn người lớn.Lặp lại động tác vài ba lần. Nếu trẻ bất tỉnh thì đặt trẻ nằm và làm động tácnhư người lớn nhưng chỉ dùng một tay và với áp lực nhẹ hơn.Hình 196. ép bụng ở trẻ emHình 197. ép bụng ở trẻ còn búĐặt trẻ nằm trên một mặt phẳng chắc chắn, đầu ngửa tối đa. Người cứu đặt 2đầu ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) vào vùng giữa rốn và mũi xương ứcrồi ấn nhanh với góc độ 45o (ấn xuống và về phía trước).Lặp lại động tác vài ba lần.Nếu thấy trẻ ho vì sự tắc nghẽn dường như đang di chuyển thì tiếp tục bằngphương pháp vỗ vào lưng. sơ cứu BệNH NHÂN GãY xƯơngGãy xương là một tình trạng mất tính liên tục của xương, nó có thể biểu hiệndưới nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến một sự gãy hoàn toàn củaxương.1. NGUYÊN NHÂN GÂY GãY XưƠNG.Gãy xương thường là do tác động của một lực vào xương. Lực náy có thểbắt đầu từ bên ngoài của cơ thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.Trực tiếp: nếu do lực trực tiếp thì đường gãy thường cắt ngang thẳng quaxương và ổ gãy ở ngay vùng bị ảnh hưởng (H.198).Gián tiếp: Lực gián tiếp thường gây ra gãy xoắn. ổ gãy thường ở xương nơibị lực tác động vào ví dụ: ngã chống tay có thể gây nên gãy xương đòn(H.199).Hình 198. Gãy xương do lực trực tiếpHình 199. Gãy xương do lực gián tiếp2. các loại gãy xươngGãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kín và gãy xương hở vàcả 2 đều có thể là gãy xương biến chứng.Gãy xương kín: (H.200)Là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng xung quanh or gãy không bị tổnthương hoặc có thể tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.Gãy xương hở (H.201)Là loại gãy xương khi có tổn thương thông từ bề mặt của da với ổ gãy hoặc1 đầu xương gãy chòi ra ngoài.Gãy xương hở là một tổn thương nghiêm trọng vì không những nó gây nênchảy máu ngoài trầm trọng mà còn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào or gãygây nên những biến chứng nhiễm khuẩn rất nặng nề khó điều trị.Gãy xương biến chứng (H.202)Cả gãy xương hở và gãy xương kín đều được coi là gãy xương biến chứngkhi có một tổn thương kèm theo ví dụ khi đầu xương gãy làm tổn thươngdây thần kinh và mạch máu hay một tổ chức, cơ quan nào đó hoặc khi gãyxương kết hợp với trật khớp.Hình 200. Gãy xương kínHình 201. Gãy xương hởHình 202. Gãy xương biến chứng3. TRIệU CHứNG Và DấU HIệU CHUNG- Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu rǎng rắc của xươnggãy.- Đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đau tǎng khi vận động.- Giảm hoặc mất hoàn toàn khả nǎng vận động.- Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vùng bị thương- Sưng nề và sau đó bầm tím ở vùng chấn thương- Biến dạng tại vị trí gãy: ví dụ chi gãy bị ngắn lại, gập góc hoặc xoắn vặn,v.v..- Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của 2 đầu xương gãy cọvào nhau.Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau.Có thể có triệu chứng của sốc.Tình trạng sốc thường xảy ra và được nhận thấy rõ trong các trường hợp gãyxương đòn hoặc vỡ xương chậu.Chú ý:Không phải tất cả các xương, đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Đểtìm ra những dấu hiệu của gãy xương phải chủ yếu dựa vào sự quan sát,đừng cho vận động bất kỳ nơi nào của cơ thể nếu không cần thiết. Nếu cóthể thì hãy so sánh chi bị thương với chi lành.Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 triệu chứng của các triệu chứng kể trên hoặcnếu nạn nhân có biểu hiện của ...

Tài liệu được xem nhiều: