Danh mục

Giáo trình Đo lường điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp GTVT Nam Định

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.63 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Đo lường điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số dụng cụ đo điện thông dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đo lường điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp GTVT Nam Định SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH TRƢỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: Đo lường điện NGÀNH/NGHỀ: Điện công nghiệp TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Lƣu hành nội bộ) Ban hành kèm theo Quyết định số: 316/QĐ-TTCGTVT ngày 07 tháng 05 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Trung cấp GTVT Nam Định Nam Định, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Đo lường điện là tài liệu dùng để dạy học sinh nghề Điện công nghiệp nhằm hình thành các kiến thức ứng dụng, kỹ năng thực hành nghề và thái độ nghề nghiệp cơ bản ở trình độ Trung cấp, trong phạm vi môn học. Nội dung của giáo trình bao gồm các phần: Các loại cơ cấu đo thông dụng; Đo các đại lượng điện cơ bản; Sử dụng các loại máy đo thông dụng. Tài liệu do các giáo viên nghề Điện công nghiệp, Khoa CN Ô TÔ & ĐKMTCCG, Trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định biên soạn, theo chương trình khung nghề Điện công nghiệp của Trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định kết hợp tham khảo một số tư liệu trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các nhà khoa học, giáo viên và các bạn đọc quan tâm để bổ sung, điều chỉnh cho giáo trình luôn được cập nhật và hoàn thiện theo hướng cơ bản, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Nghề Điện công nghiệp, Khoa CN Ô TÔ & ĐKMTCCG, Trường Trung cấp Giao thông vận tải Nam Định. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày 28 tháng 03 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Minh Trường 2. Thành viên tham gia: Lê Văn Điệp 1 MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Bài mở đầu: Đại cƣơng về đo lƣờng điện 4 1. Khái niệm về đo lường điện 4 2. Các sai số và tính sai số 5 Bài 1: Các loại cơ cấu đo thông dụng 8 1. Khái niệm về cơ cấu đo 8 2. Kí hiệu và cấu tạo các loại cơ cấu đo cơ bản 9 Bài 2: Đo các đại lƣợng điện cơ bản 18 1. Đo các đại lượng U, I 18 2. Đo các đại lượng R, L, C 27 3. Đo các đại lượng tần số, công suất và điện năng 36 Bài 3: Sử dụng các loại máy đo thông dụng 50 1. Sử dụng VOM, M, Tera 50 2. Sử dụng Ampe kìm, OSC 55 3. Sử dụng máy biến áp đo lường 63 Tài liệu tham khảo 66 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN Tên môn học/ mô đun: Đo lường điện Mã môn học/ mô đun: MĐ15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/ mô đun: - Vị trí: Mô đun này học sau các môn học An toàn lao động; Mạch điện, điện tử cơ bản. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/ mô đun: Mô đun chuyên môn nghề giúp cho học sinh hiểu rõ về cách đo lường các đại lượng điện, tạo tiền đề cho mô đun sau Mục tiêu của môn học/ mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số dụng cụ đo điện thông dụng. - Kỹ năng: + Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện; + Sử dụng được các loại máy đo để kiểm tra, phát hiện hư hỏng của thiết bị/hệ thống điện. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + R n luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm t c trong công việc. 3 BÀI MỞ ĐẦU: ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐO LƢỜNG ĐIỆN Mã bài: 15- 00 Giới thiệu: Đo lường là quá trình so sánh đại lượng chưa biết với đại lượng đã biết cùng loại được chọn làm mẫu. Đối với ngành điện việc đo lường các thông số của mạch điện là vô cùng quan trọng. Nó cần thiết cho quá trình thiết kế lắp đặt, kiểm tra vận hành cũng như dò tìm hư hỏng trong mạch điện. Mục tiêu của bài:  Giải thích các khái niệm về đo lường, đo lường điện.  Tính toán được sai số của phép đo, vận dụng phù hợp các phương pháp hạn chế sai số.  Đo các đại lượng điện bằng phương pháp đo trực tiếp hoặc gián tiếp. Nội dung chính: 1. Khái niệm về đo lƣờng điện 1.1. Khái niệm về đo lƣờng Đo lường là quá trình so sánh đại lượng chưa biết với đại lượng đã biết cùng loại được chọn làm mẫu (mẫu này được gọi là đơn vị). 1.2. Khái niệm về đo lƣờng điện Đối với ngành điện việc đo lường các thông số của mạch điện là vô cùng quan trọng. Nó cần thiết cho quá trình thiết kế lắp đặt, kiểm tra vận hành cũng như dò tìm hư hỏng trong mạch điện. 1.3. Các phƣơng pháp đo a. Phƣơng pháp đo trực tiếp Là phương pháp đo mà đại lượng cần đo được so sánh trực tiếp với mẫu đo. Phương pháp này được chia thành 2 cách đo: - Phương pháp đo đọc số thẳng. - Phương pháp đo so sánh là phương pháp mà đại lượng cần đo được so sánh với mẫu đo cùng loại đã biết trị số. Ví dụ: Dùng cầu đo điện để đo điện trở, dùng cầu đo để đo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: