Giáo trình Dược liệu 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Dược liệu an thần gây ngủ; dược liệu chữa cảm sốt – sốt rét; dược liệu có tác dụng giảm đau chữa thấp khớp; dược liệu chữa ho, hen; dược liệu chữa bệnh tim mạch, cầm máu;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược liệu 2 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần ThơTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ GIÁO TRÌNH DƯỢC LIỆU 2 Dùng cho đào tạo: Trung cấp Ngành: DƯỢC LƯU HÀNH NỘI BỘ 1BÀI 5 DƯỢC LIỆU AN THẦN GÂY NGỦMục tiêu học tập.1. Trình bày được tác dụng, công dụng của thuốc an thần gây ngủ, ưu nhược điểm của thuốcan thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu.2. Kể được tên Việt nam, tên khoa học, bộ phận dùng, thành phần hoá học, cách thu hái, chếbiến, bảo quản, tác dụng, công dụng, cách dùng của 7 cây thuốc và vị thuốc sau:Lạc tiên, vông nem, táo, thảo quyết minh, viễn chí, bình vôi, sen.3. Nhận biết đúng tên và hướng dẫn sử dụng được những cây thuốc, vị thuốc và thành phẩmthuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu hợp lý, an toàn.Nội dung chính.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH CHỨNG VÀ CÂY THUỐC VỊ THUỐCThuốc an thần gây ngủ là thuốc có tác dụng ngăn cản sự dẫn truyền và sự điều tiết tại các trungkhu ở vỏ não làm cho bệnh nhân thờ ơ với những kích thích (strees) để tạo được giấc ngủ tựnhiên (khác với các thuốc ngủ, thuốc tê, thuốc mê…)Thuốc an thần gây ngủ còn có tác dụng điều hòa các rối loạn ở tuần hoàn, hô hấp, điều nhiệt,làm mềm và chống co thắt cơ.Thuốc an thần gây ngủ được dùng để chữa các bệnh chứng: Mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt Hồi hộp, lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hoảng loạn, ảo giác, hoang tưởng … Co giật, động kinh.Ngoài ra thuốc còn được dùng phối hợp với các thuốc hạ huyết áp, thuốc cảm sốt, thuốc ho,thuốc chữa phong thấp…Thuốc an thần gây ngủ tốt là thuốc Có tác dụng sớm, Thải trừ nhanh, Không gây hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc Không gây tác dụng phụ như: lừ đừ, mệt mỏi, nặng nề, chậm chạp, mất sáng suốt tinh nhanh,trong hoạt động thể lực và trí não…Thuốc an thần gây ngủ có nguồn gốc dược liệu được đánh giá là an toàn hơn so với thuốc hóadược, nhưng có nhược điểm là chậm tác dụng, nhưng có thể khắc phục được nhờ sự lựa chọnthời điểm uống thuốc.Các cây thuốc, vị thuốc thường được dùng:Lạc tiên, vông nem, táo nhân, thảo quyết minh, viễn chí, sen, bình vôi.Các chế phẩm: 1. Sirop Rotunda (XNDP 2). 2. Rotunda viên nén chứa 30 mg rotundin hydroclorid (XNDP-2). 3. Sevona tràthuốc (XNDP 25). 4. Selavo trà thuốc (XNDP 24) 5. Cao lạc tiên (XNDP Hà nội) 6. Bổ tâm an thần (trà thuốc). 7. Thiên vương bổ tâm (cao lỏng) 2 8. Dưỡng lão hoàn…2. CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC: 1. CÂY LẠC TIÊNTên khác: Chùm bao, Nhãn lồng, Lồng đèn.Tên khoa học: Passiflora foetida L., họ Lạc tiên (Passifloraceae)Mô tả thực vật.Dây leo bằng tua cuốn, cả cây có lông mịn. Lá mọc so le,đáy lá hình tim, phiến có 3 thùy. Hoa đơn độc màu trắngcó tràng phụ màu tím rất đẹp. Quả hình cầu to bằng ngóntay cái, bao bọc bởi một bao lá bắc hình lồng đèn, khichín có màu vàng đỏ, chứa nhiều hạt có áo hạt ăn được.Cây mọc hoang ở khắp nơi.Bộ phận dùng.Cả cây trừ rễ (Herba Passiflorae)Thành phần hóa học.- Qủa, hạt, lá chứa một hợp chất không bền vững, dễphân huỷ cho axit cyanhydric và axeton. 1. Cây Lạc tiên- Cả cây có coumarin, umbelliferon, scopoletin, saponin, flavonoid (vitexin), alcaloid harman(hàm lượng alcaloid toàn phần khoảng 0,033%). Quả chín có đường, muối, calci, phospho,…Thu hái - chế biến - bảo quảnThu hái cả cây lúc sắp ra hoa, cắt thành từng đoạn dài 4-5 cm, phơi hay sấy khô, đóng bao đểnơi khô ráo hoặc nấu cao lỏng, cao mềm.Tác dụng - công dụng - cách dùng- An thần gây ngủ, giảm đau.- Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hồi hộp, buồn phiền.- Dùng 6-12 g/ngày, dạng thuốc sắc. Dùng 1 thìa = 15 ml /lần, 2 lần /ngày, dạng cao lỏng 1/1.Uống trước khi đi ngủ buổi tối.Chế phẩm: Sevola trà thuốc (XNDP 25), Selavo trà thuốc (XNDP 24),Cao lạc tiên (XNDP Hà nội), Cortonyl thuốc giọt (XNDP 26),Camphonyl thuốc giọt (Pharimexco).Ghi chú: Dùng quá liều gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác. 2. VÔNG NEMTên khác: Ngô đồng, Vông, Thích đồng, Hải đồng.Tên khoa học: Erythrina orientalis (L.) Merr. Họ Đậu (Fabaceae)Mô tả thực vậtCây mộc, gỗ xốp nhẹ, thân và cành có gai màu nâu.Lá kép 3 lá chét mọc so le, cuống lá cũng có gai.Hoa mọc thành chùm, màu đỏ tươi.Quả loại đậu có 5-6 hạt hình thận màu nâu. 3Bộ phận dùngLá (Folium Erythrinae)Vỏ thân (Cortex Erythrinae) (Thích đồng bì, Hảiđồng bì).Thành phần hóa học:Lá và vỏ thân có chứa alcaloid (erythrinalin,erysotrin), saponin (migarrhin), flavonoid,coumarin, tanin…Thu hái - chế biến - bảo quảnHái lá bánh tẻ vào mùa thu, phơi sấy khô.Bóc vỏ cây vào mùa xuân ...