Danh mục

Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 2

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.86 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 2 DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Huế Mục tiêu của chương: Sau khi học chương DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT, sinh viên phải biết được: Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân. Số tiết: 5 tiết Hình: 12 Bảng: 1 Tóm tắt nôi dung chương: 1. Cấu trúc hóa học của tinh bột, cellulose, các dẫn chất, gôm, chất nhầy và pectin. 2....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 2 CHƯƠNG 2 DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Huế Mục tiêu của chương: Sau khi học chương DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT, sinh viên phải biết được: Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân. Số tiết: 5 tiết Hình: 12 Bảng: 1 Tóm tắt nôi dung chương: 1. Cấu trúc hóa học của tinh bột, cellulose, các dẫn chất, gôm, chất nhầy và pectin. 2. Các phương pháp để nhận biết và đánh giá dược liều chứa các thành phần nói trên. 3. Các dược liệu chứa tinh bột đã đưa vào bài giảng, chú y các dược liệu: Cát Căn, Sen, Ý Dị. 4. Dược liệu chứa Cellulose: Cây Bông. 5. Các dược liệu chứa gôm, chất nhầy đã được đưa vào bài giảng, chú trọng: Gôm, Arabic, Sâm Bố Chính, Mã Đề, Thạch. Câu hỏi ôn tập chương: 1. Cấu trúc của tinh bột, Cellulose, Gôm, Chất nhầy và Pectin? 2. Thu hái và chế biến các dược liệu đã nêu? 3. Công dụng và liều dùng của các dược liệu nêu ra trong chương? Tài liệu sinh viên cần tham khảo: 1. GS. TS Đỗ Tất Lợi 1992. - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam NXBKHKT. 2. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 1986-1995. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học. 3. Viện dược liệu 1972-1986, 1987-2000. Công trình nghiên cứu khoa học. 4. Tạp chí dược liệu học. Giải thích thuật ngữ:Trong y học cổ truyền còn dùng cốc nha tức là lúa đã lên mầm, công dụng như mạch nha, ta có thể dùng cốc nha thay cho mạch nha trong vị thuốc Thần khúc.(Dạng đóng bánh của một hổn hợp gồm nhiều vị thuốc đã xay thành bột để chữa cho động vật non ăn uống chậm tiêu) DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT TINH BỘT 1. Tinh bột là sản phẩm quang hợp của cây xanh. Ở trong tế bào thực vật hạt lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các glucid hoà tan kéo đến hạt lạp không màu và được để dành dưới dạng tinh bột. Tinh bột được giữ lại trong các bộ phận của cây như củ, rễ, quả, hạt, thân với hàm lượng từ 2-7%, trong lá thường không quá 1-2%. Tinh bột ở dưới dạng hạt kích thước và hình dáng khác nhau, không tan trong nước lạnh, đun với nước thì tinh bột dần dần bị hồ hoá và độ nhớt của dung dịch cũng tăng lên. Trong quá trình hoạt động của cây, tinh bột dưới tác động của enzym có sẵn trong cây bị cắt nhỏ thành những đường đơn giản ở dạng hoà tan và được chuyển đến những bộ phận khác nhau của cây. 2. CẤU TRÚC HOÁ HỌC CỦA TINH BỘT Tinh bột được cấu tạo bởi 2 loại polysaccharid được gọi là amylose và amylopectin. Amylose: phân tử amylose là một chuỗi hiện nay được biết đến hàng nghìn đơn vị α -D -glucose nối với nhau theo dây nối (1 → 4). Quan niệm trước đây cho rằng chỉ có từ 200-400 đơn vị vì do quá trình chiết xuất và phân tích, mạch bị đứt. Phân tử amylose đa số là các chuỗi thẳng rất ít phân nhánh. 12 Công thức lập thể của các đơn vị glucose thì có tài liệu cho rằng ở dạng ghế C 1 nhưng cũng có tài liệu cho rằng ở dạng thuyền B1 nối với nhau tạo thành các vòng xoắn, mỗi vòng có 6 đơn vị glucose. Amylopectin: Amylopectin có phân tử lượng lớn hơn khoảng 106-107 gồm 5000-50.000 đơn vị glucose và phân nhanh nhiều. Các đơn vị α -D -glucosetrong mạch cũng nối với nhau theo dãy nối (1 → 4) còn chỗ phân nhánh thì theo dây nối (1 → 6). Để xét mức độ phân nhánh, người ta methyl hoá toàn bộ các nhóm OH của amylopectin rồi sau đó thuỷ phân và suy ra từ lượng 2,3 dimethyglucose. Lượng 2,3,4,6 tetramethylglucose ứng với những đơn vị tận cùng của mạch còn lượng 2,3,6 trimethylglucose ứng với những đơn vị glucose trong mạch. 3. SỰ THỦY PHÂN TINH BỘT Khi thuỷ phân tinh bột bằng acid thì sản phẩm cuối cùng là glucose. C6H12O6 (C6H10O5)n + nH2O → (1+n) (C6H12O6) Sự thuỷ phân qua các chặng: dextrin, erythrodextrin, achrodextrin, maltose, glucose. Amylose dễ bị thuỷ phân hơn amylopectin vì dây nối (1 → 4) dễ bị cắt hơn là dây nối (1 → 6). 4. HÌNH DẠNG TINH BỘT Tinh bột tồn tại trong câu dưới dạng hạt có hình dạng và kích thước khác nhau, đây là một đặc điểm giúp ích cho việc kiểm nghiệm một dược liệu chứa tinh bột. Tuỳ theo loài cây và tuỳ theo độ trưởng thành của cây mà hình dáng và kích thước thay đổi. Về hình dáng thì có thể hình cầu, hình trứng, hình nhiều góc... Kích thước có thể từ 1-100 µm đường kính. Soi kính hiển vi thường thấy hạt tinh bột cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp chung quanh một điểm gọi là rốn hạt. Các lớp này tạo nên là do hạt tinh bột lớn dần bằng cách tăng thêm các lớp ở phía ngoài. Các lớp này khác nhau ở chỉ số chiết quang và hàm lượng nước. Có tác giả cho rằng các lớp khác nhau đó là do những lớp được tăng thêm về ban đêm và những lớp tăng thêm về ban ngày nên không hoàn toàn giống nhau. Soi kính hiển vi phân cực, hạt tinh bột có hình chữ nhật thập đen. Trong nước lạnh hình dạng tinh bột không thay đổi. Khi nâng dần nhiệt độ thì tinh bột chuyển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tinh bột ngậm một ít nước, nếu làm mất nước thì tinh bột trở lại tình trạng ban đầu. Khi nâng dần nhiệt độ khoảng 60-85oC thì hạt tinh bột nở ra nhanh chóng, tinh bột ngậm nhiều phân tử nước hơn, các dây nối hydro bị đứt, hạt tinh bột không thể trở lại tình trạng ban đầu. Nếu nâng cao nhiệt độ hơn nữa thì tinh bột chuyển thành hồ tinh bột. 5. CHẾ TINH BỘT Chúng ta cần phân biệt bột với tinh bột. Bột mì, bột gạo khác tinh bột mì, tinh bột gạo. Muốn có bột mì chỉ cần nghiền nhỏ hạt lúa mì sau khi đã loại vỏ, nhưng muốn có tinh bột mì thì phải chế biến. Thành phần của bột mì thì ngoài glucid còn có protein, lipid, muối khoáng, vitamin...Còn tinh bột mì thì thành phần chủ yếu là glucid. Nguyên tắc chung để chế tinh bột có các giai đoạn: 1, Làm nhỏ nguyên liệu để giải phóng hạt tinh bột ra khỏi các tế bào, 2, nhào với nước và lọc qua rây hoặc qua vải, lấy phần dưới rây, 3, cho lên men, 4, rửa ...

Tài liệu được xem nhiều: