Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của giáo trình là giúp các bạn có thể trình bày được về nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu. Trình bày được cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành dược. Tự thực hiện được các bước chế biến dược liệu theo đúng phương pháp, phân biệt chính xác các dược liệu. Hướng dẫn sử dược liệu đảm bảo an toàn, hợp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược liệu - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
DƯỢC LIỆU
Đối tượng: Cao đẳng Dược
- Số tín chỉ: 4 (3/1)
- Số tiết: 75 tiết
+ Lý thuyết: 45 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
+ Tự học: 105 giờ
- Thời điểm thực hiện: Học kỳ III
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
1. Trình bày được về nguồn gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công
dụng của dược liệu.
2. Trình bày được cách nhận biết một số dược liệu thường dùng trong ngành
dược.
3. Tự thực hiện được các bước chế biến dược liệu theo đúng phương pháp,
phân biệt chính xác các dược liệu
4. Hướng dẫn sử dược liệu đảm bảo an toàn, hợp lý.
5. Sinh viên có được kỹ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, thuyết trình và phân tích
vấn đề
6. Nhận biết được nguồn gốc, đặc điểm thực vật, công dụng, cách dùng và liều
lượng các dược liệu .
7. Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên;
8. Nghiêm túc trong việc nhận biết, hướng dẫn sử dụng và chế biến một số dược
liệu thường dùng trong ngành dược.
9. Thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong quá trình kiểm nghiệm dược liệu theo
phương pháp vi phẫu và hóa học
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Phần lý thuyết.
STT Nội dung Trang
1 Đại cương về dược liệu 3
2 Dược liệu chứa những hợp chất Anthranoid 19
3 Dược liệu chứa Coumarin, tanin 32
4 Dược liệu chứa chất nhựa, chất béo 40
5 Dược liệu chứa Carbonhydrat 54
6 Dược liệu chứa Glycosid tim 68
7 Dược liệu chứa Saponin 80
8 Dược liệu chứa Flavonoid 96
9 Dược liệu chứa Alcaloid 113
10 Dược liệu chứa tinh dầu 182
Tổng 209
1
Phần thực hành
STT Nội dung Trang
1 Xác định độ ẩm trong dược liệu và kiểm nghiệm hạt tinh bột 210
2 Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học 215
3 Kiểm nghiệm ích mẫu bằng phương pháp vi học 235
4 Kiểm nghiệm Cam thảo bắc bằng phương pháp vi học 237
5 Kiểm nghiệm chất béo trong dược liệu 239
6 Nhận thức dược liệu chứa Carbonhydrat 244
7 Nhận thức dược liệu chứa Glycosid tim 252
8 Thực địa vườn 1 271
9 Nhận thức dược liệu chứa chất nhựa, chất béo, tinh dầu 273
10 Kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam 283
11 Thực địa vườn 2 285
12 Định tính Alcaloid trong dược liệu 287
13 Kiểm nghiệm tinh dầu trong dược liệu 290
14 Nhận thức dược liệu chứa Alcaloid 294
Tổng
ĐÁNH GIÁ
- Hình thức thi: Vấn đáp
- Thang điểm: 10
+ Điểm chuyên cần: 10%
+ Điểm thường xuyên: 03 bài kiểm tra trọng số 20%
+ Điểm thi KT học phần: 01 bài thi trọng số 70%
Cách tính điểm:
- Điểm học phần = 10% điểm chuyên cần+ 20% điểm kiểm tra định kỳ+ 70%
điểm thi hết học phần
2
CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được định nghĩa, lịch sử của nền y học thế giới và trong nước,
gắn với môn học.
2. Trình bày được vị trí của dược liệu trong nghành Y tế và trong nền kinh tế
quốc dân.
3. Phân tích được kỹ thuật thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản dược liệu
4. Áp dụng được các phương pháp đánh giá để đánh giá một số dược liệu .
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Định nghĩa môn học
Dược liệu học là môn học nghiên cứu về sinh học và hoá học những nguyên
liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc thực vật và động vật.
Nội dung môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức bao gồm nguồn
gốc, thành phần hoá học, vi phẫu, tác dụng và công dụng của dược liệu; chủ yếu là xác
định được, chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu.
Dược liệu dùng có thể là tất cả các bộ phận của cây, con hoặc chỉ một vài bộ
phận. Những chất chiết ra từ cây con n ...