Thông tin tài liệu:
Giáo trình Dược lý 1 với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày và phân tích được động học của các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc. Trình bày và phân tích được các cách tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Phân tích được đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc, chỉ định, chống chỉ định, chế phẩm và liều dùng của một số thuốc thuộc các nhóm thuốc tác dụng trên các cơ quan. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Dược lý 1 (Cao đẳng Dược): Phần 1 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
DƯỢC LÝ I
Đối tượng: CĐ Dược
- Số tín chỉ : 3(2/1)
- Số tiết: 60 tiết
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
+ Tự học: 75 giờ
- Thời điểm thực hiện: Học kỳ IV
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
1. Trình bày và phân tích được động học của các quá trình hấp thu, phân bố,
chuyển hóa và thải trừ của thuốc.
2. Trình bày và phân tích được các cách tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh
hưởng đến tác dụng của thuốc.
3. Phân tích được đặc điểm dược động học, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng
không mong muốn, tương tác thuốc, chỉ định, chống chỉ định, chế phẩm và liều dùng
của một số thuốc thuộc các nhóm thuốc tác dụng trên các cơ quan.
4. Nhận dạng và hướng dẫn sử dụng được một số thuốc - biệt dược của một số
nhóm thuốc tác dụng trên các cơ quan
5. Rèn luyện được thái độ thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, an toàn trong tư vấn sử
dụng thuốc cho người bệnh
6. Thể hiện được thái độ cầu thị trong việc cập nhật các kiến thức dược học mới
NỘI DUNG HỌC PHẦN
STT Tên bài Trang
LÝ THUYẾT
1 Bài mở đầu
4
Dược động học của thuốc
2 Dược lực học 21
3 Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương 32
4 Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật 58
5 Thuốc chống viêm Phi Steroid và thuốc điều trị gout 71
6 Vitamin 84
7 Thuốc kháng sinh 100
THỰC HÀNH
1 Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương 138
2 Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật 160
3 Thuốc chống viêm phi steroid 170
4 Vitamin 178
5 Thuốc kháng sinh 189
Tổng số 199
1
ĐÁNH GIÁ
- Hình thức thi: Tự luận
- Thang điểm: 10
- Cách tính điểm
+ Điểm thường xuyên: 01 điểm hệ số 1
+ Điểm địnhl kỳ: 01 điểm hệ số 2 trọng số 30%
+ Điểm kết thúc học phần: 01 bài kiểm tra tự luận trọng số 70%
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trên thị trường Việt Nam rất nhiều mặt hàng thuốc đang lưu hành.
Các thầy thuốc luôn đứng trước thử thách rất lớn trong việc lựa chọn thuốc cho điều
trị nhằm thực hiện phương châm sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Thầy thuốc điều trị không chạy theo từng tên thuốc mà cần phải hiểu rõ tác
dụng của từng nhóm thuốc để có hướng sử dụng cho đúng. Cuốn sách này được biên
soạn nhằm cung cấp cho sinh viên Cao đẳng Dược những kiến thức cơ bản về cơ chế
tác dụng của từng nhóm thuốc phân theo tác dụng sinh lý - bệnh lý - điều trị học. Trên
cơ sở hiểu rõ cơ chế tác dụng, các thầy thuốc sẽ hiểu rõ các áp dụng lâm sàng của
thuốc như chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn. Từ những kiến thức
cơ bản này, trong quá trình thực hành, cùng với sự phát triển của các thuốc mới,
người đọc hoàn toàn có thể hiểu thêm đặc điểm của các thuốc cụ thể để sử dụng được
an toàn và hợp lý.
Khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển. Các loại thuốc mới đang liên
tục xuất hiện. Thậm chí còn có thuốc bị loại trừ sau vài năm được phép lưu hành. Vì
vậy các thầy thuốc cần luôn cập nhật thông tin bằng các nguồn khác nhau. Cuốn sách
giáo khoa không thể làm được việc này vì sau vài năm mới tái bản một lần.
Chúng tôi cố gắng biên soạn những kiến thức dược lý học cơ bản cho sinh viên
theo đúng chương trình quy định. Những kiến thức này đủ để làm cơ sở cho sinh viên
dược cao đẳng thực hành và tự học ở trường và cả sau khi ra trường.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc
và các thầy cô trong nhà trường.
BỘ MÔN HÓA DƯỢC- DƯỢC LÝ
3
Bài 1
BÀI MỞ ĐẦU VÀ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC
MỤC TIÊU
1. Phân biệt được vai trò của môn dược lý học và mối quan hệ của các môn học
khác với môn Dược lý.
2. Phân tích được các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thả ...