Danh mục

Giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở (Phần 1) - ĐH Y dược Huế

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.72 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở của Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Huế ra đời nhằm bổ sung kiến thức đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên cũng như xây dựng bộ tài liệu cơ bản làm cơ sở giảng dạy cho đội ngũ giáo viên chuyên ngành gây mê hồi sức. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình "Gây mê hồi sức cơ sở (Phần 1)" sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở (Phần 1) - ĐH Y dược Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ BỘ MÔN GÂY MÊ HỒI SỨC GIÁO TRÌNHGÂY MÊ-HỒI SỨC CƠ SỞ HUẾ 2008 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ BỘ MÔN GÂY MÊ HỒI SỨC GIÁO TRÌNHGÂY MÊ-HỒI SỨC CƠ SỞ Chủ biên: TS. HỒ KHẢ CẢNH Tham gia biên soạn: THẠC SĨ. NGUYỄN VĂN MINH THẠC SĨ. TRẦN XUÂN THỊNH BS. BÙI THỊ THƯƠNG HUẾ 2008 Mở đầuTrường Đại học Y Khoa Huế là một trong những cơ sở đào tạo cán bộ Y Dược của cả nước,là một Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về đại học và sau đại học trong hệ thống y họcNước nhà. Nhiệm vụ trung tâm của Nhà trường là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, điều trị,chăm sóc và phục vụ bệnh nhân.Trong chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, Hội đồng Khoa học Giáo dục của Nhà trường đãchọn học phần Gây mê hồi sức cơ sở là một phần chương trình đào tạo cho khối lớp Y4 đakhoa chính qui với mục tiêu trang bị những kiến thức cơ bản trong việc chẩn đoán, đánh giá,cấp cứu cũng như theo dõi, chăm sóc bệnh nhân trong lĩnh vực ngoại khoa, đặc biệt nhữngbệnh nhân có điều trị can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra trang bị một số kiến thức khái quát về cáckỹ thuật vô cảm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức nhằm góp phần bổ sung kiến thức trong cácnội dung chương trình giảng dạy thuộc các lĩnh vực có điều trị can thiệp ngoại khoa.Tập giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở của Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Huế rađời nhằm đáp ứng các mục tiêu trên, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viêncũng như xây dựng bộ tài liệu cơ bản làm cơ sở giảng dạy cho đội ngũ giáo viên chuyênngành gây mê hồi sức của Nhà trường.Trong khuôn khổ thời lượng của chương trình đào tạo và lần đầu thực hiện, còn nhiều nộidung chưa thể đề cập đến, ngoài ra trong từng bài, từng chương còn có mặt này, mặt khácchưa hoàn thiện. Chúng tôi mong độc giả lượng thứ và xin tiếp thu để bổ sung, sửa chữa lầnsau. Thay mặt nhóm biên soạn TS.BS. Hồ Khả CảnhChương 1 1 Các phương pháp gây mêMục tiêu học tập:1. Trình bày được khái quát các kỹ thuật gây mê.2. Phân biệt được kỹ thuật gây mê nội khí quản và gây mê tĩnh mạch.3. Nêu ra được các tai biến thường gặp khi gây mê nội khí quản.I. Đại cươngNgôn ngữ triết học Hy lạp dùng chữ gây mê (Anesthesia) để mô tả tác dụng gây ngủ của câythực vật có tên Mandragora (cây khoai ma thuộc họ cà). Trong cuốn từ điển Baileys AnUniversal Etymological English Dictionary (1721) định nghĩa chữ Anesthesia là giảm cảmgiác. Trong cuốn Encyclopedia Britannica (1771) của Anh lại định nghĩa là mất tri giác(privation of the senses). Hiện nay chữ gây mê (Anesthesia) dùng để biểu thị một tình trạnggây ngủ mà nó có thể làm mất cảm giác đau do phẫu thuật được Oliver Wendell Homlmesđưa ra từ năm 1946. Ở Mỹ chữ Anesthesiology là biểu thị sự thực hành gây mê, được đềnghị sử dụng đầu tiên vào thập niên thứ hai của thế kỷ XX để nhấn mạnh sự phát triển và tínhkhoa học cơ bản của một chuyên khoa. Mặc dù hiện nay chuyên ngành gây mê hồi sức mangtính khoa học căn bản, nhưng gây mê vẫn còn mang tính chất pha trộn giữa khoa học vànghệ thuật. Hoạt động và thực hành của chuyên ngành gây mê-hồi sức phát triển sâu hơn,đặc biệt nó là một chuyên khoa đòi hỏi sự làm việc có tính chất tập thể, gắn kết với nhiềuchuyên khoa khác như: Ngoại khoa, Nội khoa, Nhi khoa, Sản khoa cũng như các chuyên khoay học cơ sơ như: Sinh lý học, Dược lý lâm sàng và Kỹ thuật y sinh học. Ứng dụng những tiếnbộ của chuyên ngành Kỹ thuật y sinh học đã mang lại và thúc đẩy chuyên ngành gây mê-hồisức phát triển nhanh chóng.Trong bài này chỉ giới thiệu những nét khái quát về các phương tiện gây mê (hệ thống gâymê), một số kỹ thuật gây mê cơ bản trong đó có một số kỹ thuật mang tính lịch sử (vì hiệnnay ít áp dụng), nhưng đó là các kỹ thuật căn bản là cơ sở cho sự phát triển các kỹ thuật hiệnđại sau này.II. Hệ thống gây mê1. Hệ thống không thở lại (hệ thống hở hoàn toàn)Hệ thống không thở lại là hệ thống mê có lưu lượng khí thở vào cao, khi bệnh nhân thở ra,khí thở ra đều bị đưa hoàn toàn ra ngoài hệ thống và khi bệnh nhân thở vào lại chu kỳ sau khíthở vào là hoàn toàn mới. Điển hình của hệ thống này là ống thở hay mặt nạ hở ”Mask bàhoàng”. Hệ thống này hiện nay ít sử dụng, nó còn giữ lại có tính chất lịch sử về sự phát triểncủa ngành gây mê. Hình 1.1. Kiểu thở theo kỹ thuật hở hoàn toàn bằng ống thở2. Hệ thống thở lại một phần (hệ thống nửa hở, nửa kín)Về lý thuyết hệ thống thở lại một phần là hệ thống có lưu lượng khí mới đi vào trong hệ thốngthở để cung cấp cho bệnh nhân ít hơn thông khí phút của bệnh nhân nhưng lớn hơn t ...

Tài liệu được xem nhiều: