Danh mục

Giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở (Phần 2) - ĐH Y dược Huế

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.73 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở của Bộ môn Gây mê hồi sức Trường Đại học Y Huế ra đời nhằm bổ sung kiến thức đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên cũng như xây dựng bộ tài liệu cơ bản làm cơ sở giảng dạy cho đội ngũ giáo viên chuyên ngành gây mê hồi sức. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình "Gây mê hồi sức cơ sở (Phần 2)" sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Gây mê hồi sức cơ sở (Phần 2) - ĐH Y dược HuếChương 9 77 Liệu pháp oxyMục tiêu học tập:1. Trình bày được các tính chất cơ bản của oxy, phân loại thiếu oxy và chỉ định sử dụng liệupháp oxy.2. Nêu ra được nguyên tắc khi sử dụng các phương tiện cung cấp oxy và các biến chứng cóthể xảy ra khi sử dụng các phương tiện trong liệu pháp oxy.3. Thực hiện được một số phương pháp cho bệnh nhân thở oxy thường dùng.I. Đại cươngNăm 1727 Stephen Hale điều chế được oxy. Năm 1777 Priestly khám phá ra oxy và nhận ratầm quan trọng của nó. Năm 1780 - 1789 Lavoisier và cộng sự đã chứng minh được rằng oxyđược hấp thu qua phổi, chuyển hoá trong cơ thể và thải ra ngoài thành CO2 và H2O. Từ đógiá trị của oxy trong điều trị tăng dần và những phương pháp sử dụng liệu pháp oxy ngàycàng cải tiến. Sử dụng liệu pháp oxy là một công việc hết sức thông thường mà người thầythuốc cần làm ở mọi tuyến cũng như mọi trường hợp có suy hô hấp. Để liệu pháp oxy đem lạihiệu quả cần nắm rõ tính chất vật lý, dược lý của khí oxy, những chỉ định và những nguyhiểm khi sử dụng liệu pháp này.II. Tính chất vật lý của liệu pháp oxyOxy là một khí không màu, không mùi không vị, trọng lượng phân tử 32, trọng lượng riêng1,105. Ở áp suất bình thường oxy hoá lỏng ở - 1830C, nhưng với áp suất 50 atmosphere sẽhoá lỏng ở -1190C. Oxy rất dễ gây cháy nổ, những tai nạn xảy ra trong điều trị bằng oxy là dosự bùng cháy của những vật liệu có thể oxy hoá được như vải, len cao su... trong một môitrường có nồng độ oxy cao. Oxy lỏng có thể làm lạnh thành dạng rắn và oxy rắn nóng chảy ở-2180C.Với dầu bôi trơn hoặc mỡ, dưới áp lực có thể nổ, tia oxy xịt ra đột ngột tiếp xúc với dầu mỡgây ra nổ. Do đó tránh dùng dầu mỡ với sự hiện diện của oxy.III. Tính chất dược lýOxy là một thành của không khí, chiếm khoảng 21% của khí thở vào. Do đó áp suất riêngphần của oxy trong không khí là: 760 x 21% = 159,6mmHg. Khi không khí vào hệ thống phếquản nó trộn lẫn với khí thở ra (có ít oxy), do đó áp suất riêng phần của oxy ở phế nang chỉcòn 100mmHg. Tuy nhiên vẫn đủ tạo một lực giúp đưa oxy qua màng phế nang mao mạch đểvào máu vì áp suất riêng phần của oxy trong máu tĩnh mạch chỉ có 40mmHg. Phân áp oxy trong máu động mạch (PaO2): Bình thường PaO2 vào khoảng 80- 100mmHg.PaO2 không phản ánh sự oxy hoá tổ chức mà sự thu nhận oxy thay đổi tuỳ thuộc vào từng cơquan. Nói chung bệnh nhân đòi hỏi phải thở oxy khi có PaO2 từ 60mmHg trở xuống. KhiPaO2 dưới 30mmHg bệnh nhân có thể tử vong. Trong máu động mạch bình thường 100ml vậnchuyển được 18,9ml oxy kết hợp với Hb và chỉ có 0,3ml oxy hoà tan trong huyết tương. Sốlượng oxy hoà tan không nhiều nhưng rất quan trọng vì qua đó oxy mới gắn kết hoặc tách rờikhỏi Hb để đến mô. Khi một người được cung cấp oxy dưới áp suất 2- 3atm, lượng oxy hoàtan đủ đáp ứng nhu cầu oxy các mô mà không cần Hb (ứng dụng dùng oxy cao áp điều trị ngộđộc CO).Độ bão hoà của oxy với Hb (SaO2): Bình thường SaO2 khoảng 95-100% . Độ bão hoà củaoxy với Hb tuỳ thuộc phần lớn vào áp suất của oxy trong máu (PaO2). Những yếu tố khác làmthay đổi độ bão hoà oxy với Hb là nhiệt độ và pH máu. Ở tốc độ chuyển hoá bình thường, cơthể có thể lấy khoảng 5ml oxy từ mỗi 100ml máu.Chương 9 78 Bảng 9.1. Các mức độ lâm sàng chung tương ứng của các mức độ SaO2 và PaO2 PaO2 ( mmHg ) SaO2 ( % ) Dấu hiệu lâm sàng 97 97 Người khỏe mạnh bình thường 80 95 Người khoẻ khi năm ngủ 70 93 Mức giới hạn thấp 60 90 Suy hô hấp nhẹ 50 85 Suy hô hấp cấn nhập viện 40 75 Suy hô hấp nặngIV. Phân loại thiếu oxy Thiếu oxy là tình trạng trong đó các mô không nhận đủ số lượng oxy cần thiết.1. Phân loại thiếu oxy theo cổ điển Có 4 loại (HALDONE, 1926)- Thiếu oxy do không có oxy. Hemoglobine (Hb) không được oxy hoá đủ trong phổi, nguyênnhân thường là: Tắc nghẽn đường thở. Khí thở vào ít oxy. Liệt hô hấp. Xẹp phổi- Thiếu oxy do thiếu máu giảm khả năng vận chuyển oxy của máu: Thiếu Hb trong máu (thiếumáu, mất máu). Hb bị biến đổi không vận chuyển được oxy MetHb. Ngộ độc CO.- Thiếu oxy do ứ đọng tuần hoàn đến mô quá chậm, không đủ cung cấp oxy: Sốc các loại(chấn thương, mất máu)...- Thiếu oxy do ngộ độc mô do ức chế sự oxy hoá của mô do cản trở hệ thống mendehydrogenase: Ngộ độc cyanide. Ngộ độc rượu. Ngộ độc thuốc mê2. Phân loại theo giai đoạn (VAN ZIERE và STICKNEY,1963)- Thiếu oxy do thay đổi thành phần oxy trong khí thở vào: Giai đoạn khí.- Thiếu oxy do một yếu t ...

Tài liệu được xem nhiều: