Danh mục

Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ từ xa): Phần 2

Số trang: 55      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.72 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ từ xa) trình bày về hệ hô hấp, hệ tiêu hoá và quá trình hấp thu thức ăn, trao đổi chất và năng lượng điều hoà thân nhiệt, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ sinh dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giải phẫu sinh lý trẻ em (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ từ xa): Phần 2 CHƯƠNG VII: HỆ HÔ HẤP (4 tiết) 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ HÔ HẤP: Con người có thể nhịn ăn khoảng 20 ngày đến 30 ngày, nhịn uống khoảng 3 ngày nhưngkhông nhịn thở quá 3 phút. Từ thời xa xưa, con người đã coi nhịp thở là dấu hiệu nhận biết sựsống. Hô hấp được xem là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh.Cơ thể chỉ tồn tại và phát triển khi cung cấp đầy đủ nhu cầu khí O2 để sử dụng trong mọi hoạtđộng sống, đồng thời luôn phải thải khí CO2 sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Sự trao đổikhí trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ quan hô hấp .2. CẤU TẠO CỦA HỆ HÔ HẤP : Cơ quan hô hấp của người bao gồm 2 bộ phận là đường dẫn khí và bộ phận trao đổi khí.2.1 Đường dẫn khí: Là con đường dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào phổi và từ phổi đi ra. Bao gồm cókhoang mũi, hầu, khí quản, phế quản.a. Khoang mũi: Mũi được ngăn ra thành 2 khoang bởi xương lá mía và mảnh thẳng của xương sàng. Mỗixoang mũi gồm 4 thành do các xương: Xương lá mía, xương sàng, xương hàm trên, xươngkhẩu cái, 3 đôi xương xoăn và xương mũi tạo thành. Thành của xoang mũi có niêm mạc chứarất nhiều mao mạch, lông và tuyến nhầy làm cho không khí đi qua xoang mũi được sưởi ấm vàlọc sạch. 89 Trong khoang mũi có cơ quan cảm thụ khứu giác giúp cơ thể cảm nhận mùi khi hít vào.Đồng thời mũi còn là cơ quan cộng hưỡng âm thanh. Mũi còn thông với mắt nhờ 1 ống nhỏ để nước mắt tiết ra hàng ngày chảy xuống mũi vàlàm ẩm không khí.b . Thanh quản:Thanh quản gồm có 4 sụn liên kết với nhau bởi các dây chằng và cơ đảm nhận chức năng dẫnkhí và phát âm.- Sụn giáp: trông giống như quyển sách, gáy quay về phía trước. 2 tấm sụn hình tứ giác làm thành 1 góc 120o- Sụn nhẫn: mằm giới sụn giáp, vòng nhẫn nằm ngang, mặt nhẫn quay ra sau làm thành vòng đáy của thanh quản.- Sụn phểu: có 2 chiếc giống như hình tháp mà đáy tỳ lên sụn nhẫn, phía trước sụn phểu có mõm thanh âm để căng dây âm thanh, chính giữa có một khe thanh môn. khi nói, khe này co hẹp lại vì căng các dây âm thanh. Khi hô hấp khe này lại rộng ra.- Sụn thanh thiệt: mềm, đàn hồi được nằm ngay sau cuống lưỡi. Sụn thanh thiệt có tác dụng đậy miệng và thanh quản khi nuốt thức ăn. Thanh quản còn có các cơ và dây chằng liên kết các sụn với nhau và liên kết thanh quản với các bộ phận xung quanh. Lớp niêm mạc miệng của thanh quản rất nhạy cảm, dễ gây phản xạ ho để bắn vật lạ ra ngoài.c. Khí quản: Là phần tiếp nối với thanh quản và nằm phía sau thực quản. - Dài 10-14 cm, đường kính 12-14 mm - Gồm 18-20 hình móng ngựa,1/4 sau là màng liên kết, có thể lõm vào khi nuốt . - Mặt trong lót 1 lớp niêm mạc các tế bào có tiêm mao và các tế bào tuyến tiết dịch nhầy.Các tiêm mao cử động đẩy niêm dịch và bủi ra ngoài để làm sạch phổi. d. Phế quản: Gồm 2 nhánh nối tiếp với khí quản, đường kính 9-10mm. Được cấu tạo từ các vòng sụntròn, gồm 2 nhánh trái phải, phế quản phải ngắn và đi ngang, phế quản trái dài hơn và đi chúcxuống. Phế quản phải chia thành 3 nhánh, còn phế quản trái chia thánh 2 nhánh. Khi đi vào cácthuỳ phổi lại chia thành cá tiểu phế quản rất nhỏ 0,1-0,2mm . Các phế quản tận có các thớ cơbao quanh. Cuối phế quản hình thành núm phổi (núm phổi có nhiều phế quản, động mạch, tĩnhmạch và các dây thần kinh).2.2 Bộ phận trao đổi khí: gồm 2 lá phổi Phổi nằm trong lồng ngực, giữa 2 lá phổi là khoang trung thất chứa tim. Phổi chiếm 4/5 thểtích lồng ngực, có hình nón. Nặng 1000g, phổi trái bé hơn phổi phải(10/11). Phổi phải chia làm3 thuỳ, phổi trái chia làm 2 thuỳ. Các thuỳ phôỉ lại chia thành các tiểu thuỳ. Các thuỳ phổiđược bao bởi một lớp màng sơ, lớp màng này gồm 2 lá mỏng là lá thành và lá tạng, lá thànhdính sát vào lồng ngực và lá tạng dính vào mặt phổi, giữa 2 lá có chứa dịch để giảm ma sát. 90 Áp suất trong phổi luôn nhỏ hơn áp suất khí quyển nên gọi là áp suất âm, làm chophổi có thể dễ dàng di chuyển theo sự thay đổi của lồng ngực, máu từ cá nơi về tim và máucũng dễ dàng lên phổi. Dung tích của phổi 2,5-4,5 lít khí Phổi được cấu tạo bởi 700 phế nang , làm cho diện tích bề mặt của phổi tăng lên 150 cm2.Cấu tạo của các phế nang có đường kính 0,1-0,3 mm. Gồm 1 lớp tế bào thượng bì dẹt, mỏng(0,7m), đường kính mạch máu là 5 m có các mao mạch xen kẽ, dày đặc. Lượng máu chứatrong mao mạch phổi khoảng 60-140 ml.3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP Các cử động hô hấp bao gồm động tác hít vào và động tác thở ra. Trong đó, hít vào đượccoi là quá trình tích cực chủ động, còn thở ra là quá trình thụ động3.1 Cử động hô hấp: Việc trao đổi khí được thực hiện qua bề mặt tiếp xúc của phế nang và mao mạch, chủ yếubằng cơ chế khuyếch tán, nên muốn cho sự trao đổi khí liên tục thì máu và không khí trongphổi phải thường xuyên được đổi ...

Tài liệu được xem nhiều: