Danh mục

Giáo trình Giáo dục học mầm non (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Giáo trình Giáo dục học mầm non (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non) trình bày tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Giáo dục học mầm non (Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non): Phần 2Chương 3 Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non (LT: 8; Tự học: 20)3.1. Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ3.1.1. Nguyên tắc thực hiện Khi tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:3.1.1.1. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ giáodục và yêu cầu cần đạt ở từng độ tuổi. Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt độngchăm sóc – giáo dục trẻ. Ở mỗi độ tuổi cụ thể cần có chế độ sinh hoạt thíchhợp. Vì vậy, khi xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và tổ chức thựchiện nó cần phải dựa vào mục tiêu giáo dục.3.1.1.2. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo phù hợp với sự tăng trưởng và pháttriển của độ tuổi Trẻ mầm non là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng và phát triển diễn ra cựckì nhanh chóng. Mỗi giai đoạn độ tuổi, nhu cầu về vật chất và tinh thần cũngthay đổi theo, có sự khác biệt khá lớn ở từng độ tuổi. Vì vậy, chế độ sinh hoạthàng ngày cần phải phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của từng độ tuổi.Cần tránh áp đặt trẻ thực hiện chế độ quá sức của nó.3.1.1.3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày phải đảm bảo sự cân đối hài hoà giữanuôi và dạy (chăm sóc – giáo dục) Với tốc độ tăng trưởng và phát triển diễn ra rất nhanh nhưng cơ thể trẻcòn non yếu, mọi quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ chưa định hình nênhoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của người lớn. Sựmất cân đối giữa nuôi và dạy sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong quá trình tăngtrưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy, để nuôi dạy trẻ trở thành một con ngườiphát triển cân đối hài hoà về mọi mặt thì người lớn cần phải xây dựng và thựchiện được một chế độ sinh hoạt hợp lí.3.1.1.4. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự điều hoà giữa hoạt động và nghỉngơi Trẻ mầm non rất hiếu động song cơ thể còn non nớt, hoạt động thầnkinh, cơ bắp còn hạn chế, trẻ dễ bị mệt mỏi, đuối sức khi tham gia vào các hoạtđộng đòi hỏi phải vận động thần kinh cơ bắp nhiều. Do vậy, việc đảm bảo sựđiều hoà giáo dục hoạt động và nghỉ ngơi, giữa thức và ngủ, giữa hoạt động cótính chất động và hoạt động có tính chất tĩnh cần được tính đến khi xây dựngchế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.3.1.1.5. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo trình tự hoạt động ổn định, tránh xáotrộn nhằm hình thành nề nếp, thói quen cho trẻ. Chế độ sinh hoạt phải phù hợpvới độ tuổi và cần phải ổn định ở mỗi độ tuổi cụ thể. 683.1.1.6. Chế độ sinh hoạt phải phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và khíhậu từng vùng, từng mùa Khi xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ cần tính đến điều kiệnthực tế của địa phương, tính đến khí hậu của từng vùng, miền, và từng mùatrong năm. Cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, khi xây dựng chế độ sinh hoạt chophù hợp với điều kiện từng vùng, miền, địa phương.3.1.2. Tổ chức và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở các nhómlứa tuổi3.1.2.1. Những nội dung thường có trong chế độ sinh hoạt của trẻ dưới 3 tuổi3.1.2.1.1. Tổ chức đón trẻ Để việc đón trẻ diễn ra một cách thuận lợi, cô giáo mầm non cần thựchiện những yêu cầu sau: - Chuẩn bị đón trẻ: + Làm vệ sinh, thông thoáng phòng, nhóm (nhóm 3 – 12 tháng cần sắpxếp) giường chiếu vì trẻ đến là ngủ ngay) + Chuẩn bị đồ dùng, quần áo hoặc tã lót, nước uống, nước sinh hoạttrong ngày + Chuẩn bị đồ chơi và góc chơi cho trẻ + Chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón trẻ - Trong giờ đón trẻ: cần bố trí 2 cô + Cô đón trẻ đứng đúng nơi quy định, thái độ vui vẻ, niềm nở. Đối vớitrẻ từ 7 – 8 tháng tuổi trở lên cô tập cho trẻ “ạ”, trẻ lớn hơn tập cho trẻ chào cô,chào bố mẹ. + Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ hoặc vềthói quen của những trẻ mới đến nhà trẻ hoặc thông báo những điều cần thiết,nhắc nhở những quy định chung của nhà trẻ. + Nếu trẻ sốt hoặc đang mắc các bệnh lây (hoặc nghi ngờ trẻ đang mắccác bệnh lây như sởi, thuỷ đậu, quai bị...) cần trả trẻ lại gia đình để chăm sócvà cách li đủ thời gian theo quy định mới nhận trẻ trở lại nhóm + Cô cần bao quát được tất cả trẻ đã nhận vào nhóm + Thời gian đầu, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ thường hay khóc vì chưa quen cô,quen bạn. Vì vậy, một vài ngày đầu cô gần gũi, tiếp xúc, làm quen với trẻ khicó cả cha mẹ trẻ, sau đó đón dần trẻ vào nhóm. Khi trẻ vào nhóm cô cần phảinhẹ nhàng, tươi cười, dỗ dành và lấy đồ chơi mà trẻ thích + Đối với trẻ 18 – 36 tháng cô thu dọn phòng nhóm gọn gàng để cho trẻtập thể dục sáng, tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng, tắm không khí trong lành. Cóthể cho trẻ tập ở trong nhà, hành lang, hoặc ngoài sân tuỳ thuộc vào điều kiệncụ thể của phòng nhóm và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo nhạc là tốt nhất. + Cô cần nắ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: