Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
Số trang: 73
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.87 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng cung cấp cho người học những kiến thức như: Gia công đường ống; kết nối hệ thống lạnh và lắp đặt hệ thống điện tủ lạnh; cân cáp và nạp gas tủ lạnh; sửa chữa và bảo dưỡng tủ lạnh; lắp đặt các hệ thống máy lạnh thương nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp BÀI 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH Mã Bài: MĐ 24-04 Giới thiệu: Tủ lạnh luôn là một thiết bị rất cần thiết trong mỗi gia đình. Nó giúp bảo quản thức ăn không bị hỏng, giúp làm đồ uống lạnh vào mùa hè. Để có thể giữ cho tủ lạnh luôn sạch sẽ và bền thì ta cần phải vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh đình kỳ và đúng cách. Lợi ích của việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ sẽ giúp cho: - Đảm bảo vệ sinh an toàn cho thực phẩm trong tủ. - Tiết kiệm được điện năng do block của tủ được nghỉ thường xuyên. - Tăng tuổi thọ của tủ lạnh. - Khắc phục được rất nhiều các hư hại khác gầy cho tủ lạnh làm giảm độ bền của tủ lạnh. Mục tiêu: Kiến thức: - Phân tích được những hư hỏng thông thường và các phương pháp kiểm tra điều kiện làm việc bình thường của tủ lạnh - Kiểm tra và xác định được những hư hỏng của tủ lạnh, tháo lắp đúng qui trình - Xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình - Phân tích được các phương pháp khởi động động cơ máy nén và xác định chân C, R, S của động cơ - Biết được các chế độ vận hành của động cơ - Phân tích được nguyên lý hoạt động và cấu tạo thiết bị điện, bảo vệ và tự động - Hiểu được phương pháp kiểm tra, sửa chữa và thay thế thiết bị Kĩ năng: - Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp đúng qui trình - Xác định được các cực tính của động cơ 47 - Kiểm tra được các chế độ làm việc của động cơ - Kiểm tra được chất lượng động cơ, thay thế được động cơ vào hệ thống - Có năng lực xác định được các nguyên nhân và đo kiểm tra, sửa chữa hư hỏng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Năng lực tự chủ có trách nhiệm cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình và thật an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1. NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, THAY THẾ 1.1. Kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống Trước khi sửa chữa hoặc thay thế thi ta nên có thao tác kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống để nhận biết tủ lạnh hoạt động như thế nào, rồi từ đó đưa ra phương án sửa chữa hiệu quả và nhanh chóng. Khi tủ lạnh hoạt động bình thường sẽ có một số đặc điểm sau: - Tủ chạy êm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,51s. - Đương ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còn hơi ấm tay, nhiệt độ khoảng 40 ÷ 48oC. - Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas lỏng phun vào dàn lạnh (tiếng xì, xì…) từng đợt. - Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi nhiệt độ buồng lạnh tủ tăng lên tủ hoạt động trở lại. - Khi dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ ngắt (block không hoạt động được) do rơle có độ trễ từ 5-7 giây sau đó máy mới khởi động. - Dòng điện hoạt động đúng trị số cho phép. - Trong quá trình chạy khi đủ 7 ÷ 8 giờ máy dừng làm việc để xả đá 1 lần mỗi lần dừng từ 45 ÷ 55 phút, lúc này máy không hoạt động, mở tủ ra ta chỉ thấy bóng sáng. - Lúc yên tình chỉ nghe tiếng ga sôi và tiếng đồng hồ thời gian kêu lách cách nhẹ (Vì thế không nên để tủ lạnh ở trong và gần phỏng ngủ). Kiểm tra áp suất làm việc của máy, áp suất hút và nén phải nằm trong phạm vi cho phép và thay đổi khi máy làm việc đạt theo yêu cầu. 48 Khi tủ hoạt động dàn nóng phải nóng đều, hoặc sờ ống cao áp (từ dàn nóng tới van tiết lưu) thấy ấm; dàn lạnh bám tuyết đều và trên đương hút có đọng sương hoặc sờ ống thấp áp thấy lạnh. Không khí mát lạnh. 1.2. Xác định hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế Khi hoạt động một thời gian tủ lạnh có thể xuất hiện Độ lạnh kém, có thể là do một số nguyên nhân như sau: Thiếu gas; Do tắc ẩm; Do tắc bẩn một phần tại phin lọc; Dư gas; Do thermostat hoạt động không chính xác; Do dàn lạnh bám tuyết nhiều; Do hỏng bên trong block hoặc vỏ tủ không kín. Một số dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế: 1. Độ lạnh kém - Tủ lạnh thiếu gas Hiện tượng: Thời gian làm lạnh dài. Dàn nóng chỉ hơi nóng chút ít. Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám. Đương ống hút về block không có đọng sương hoặc không mát (Sờ ống thấp áp chỉ hơi lạnh). Nếu đo Ilv của block thì thấy nhỏ hơn Iđm. Hình 4.1: Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có bám tuyết Nguyên nhân: Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn nóng hoặc dàn lạnh, trên đường ống hay tại các mối nối do hàn chưa kín. Kiểm tra bên ngoài, đặc biệt chú ý các mối hàn đồng/sắt, sắt/sắt, các chỗ uống ống. Tháo nắp dàn lạnh để kiểm tra bên trong. Cách khắc phục: 49 Thử kín tìm vị trí rò rỉ trên hệ thống gas và nạp lại gas. Cách 1: Cho block chạy, sau đó bôi xà phòng lên đương ống, dàn nóng và dàn lạnh ở đều có bọt xà phòng nổi lên ở đó bị thủng (thường ở dàn lạnh). Cách 2: Tìm vết dầu loang ở phía hạ áp. Lau sạch, cho block hoạt động và quan sát đương ống, dàn trao đổi nhiệt ở đâu có vết dầu lỗ thủng. Với những lỗ thủng ở đường ống và dàn nóng thí khắc phục bằng phương pháp hàn. Với những lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm thì khắc phục bằng phương pháp hàn nhôm hoặc dùng keo êbuxi dán kín lỗ thủng hay dùng cút nối cắt chỗ thủng làm loe bắt cút. Nếu đoạn ống nhiều chỗ thủng thì phải đi lại toàn bộ bằng ống đồng mới. Chú ý: nhiều chỗ hở của tủ lạnh chỉ có thể phát hiện với áp lực trên 10kg/cm2, do vậy sử dụng N2 là cần thiết. Trước khi nạp gas phải thay phin. 2. Độ lạnh kém – Do nạp gas quá nhiều Hình 4.2: Đường hồi bám tuyết Hiện tượng: Đường hồi về lock bám tuyết về tận đến sát block Nguyên nhân: Nạp gas dư Cách ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp BÀI 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH Mã Bài: MĐ 24-04 Giới thiệu: Tủ lạnh luôn là một thiết bị rất cần thiết trong mỗi gia đình. Nó giúp bảo quản thức ăn không bị hỏng, giúp làm đồ uống lạnh vào mùa hè. Để có thể giữ cho tủ lạnh luôn sạch sẽ và bền thì ta cần phải vệ sinh và bảo dưỡng tủ lạnh đình kỳ và đúng cách. Lợi ích của việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng tủ lạnh định kỳ sẽ giúp cho: - Đảm bảo vệ sinh an toàn cho thực phẩm trong tủ. - Tiết kiệm được điện năng do block của tủ được nghỉ thường xuyên. - Tăng tuổi thọ của tủ lạnh. - Khắc phục được rất nhiều các hư hại khác gầy cho tủ lạnh làm giảm độ bền của tủ lạnh. Mục tiêu: Kiến thức: - Phân tích được những hư hỏng thông thường và các phương pháp kiểm tra điều kiện làm việc bình thường của tủ lạnh - Kiểm tra và xác định được những hư hỏng của tủ lạnh, tháo lắp đúng qui trình - Xác định chính xác nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình - Phân tích được các phương pháp khởi động động cơ máy nén và xác định chân C, R, S của động cơ - Biết được các chế độ vận hành của động cơ - Phân tích được nguyên lý hoạt động và cấu tạo thiết bị điện, bảo vệ và tự động - Hiểu được phương pháp kiểm tra, sửa chữa và thay thế thiết bị Kĩ năng: - Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp đúng qui trình - Xác định được các cực tính của động cơ 47 - Kiểm tra được các chế độ làm việc của động cơ - Kiểm tra được chất lượng động cơ, thay thế được động cơ vào hệ thống - Có năng lực xác định được các nguyên nhân và đo kiểm tra, sửa chữa hư hỏng đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Năng lực tự chủ có trách nhiệm cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình và thật an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1. NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, THAY THẾ 1.1. Kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống Trước khi sửa chữa hoặc thay thế thi ta nên có thao tác kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống để nhận biết tủ lạnh hoạt động như thế nào, rồi từ đó đưa ra phương án sửa chữa hiệu quả và nhanh chóng. Khi tủ lạnh hoạt động bình thường sẽ có một số đặc điểm sau: - Tủ chạy êm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,51s. - Đương ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còn hơi ấm tay, nhiệt độ khoảng 40 ÷ 48oC. - Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas lỏng phun vào dàn lạnh (tiếng xì, xì…) từng đợt. - Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi nhiệt độ buồng lạnh tủ tăng lên tủ hoạt động trở lại. - Khi dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ ngắt (block không hoạt động được) do rơle có độ trễ từ 5-7 giây sau đó máy mới khởi động. - Dòng điện hoạt động đúng trị số cho phép. - Trong quá trình chạy khi đủ 7 ÷ 8 giờ máy dừng làm việc để xả đá 1 lần mỗi lần dừng từ 45 ÷ 55 phút, lúc này máy không hoạt động, mở tủ ra ta chỉ thấy bóng sáng. - Lúc yên tình chỉ nghe tiếng ga sôi và tiếng đồng hồ thời gian kêu lách cách nhẹ (Vì thế không nên để tủ lạnh ở trong và gần phỏng ngủ). Kiểm tra áp suất làm việc của máy, áp suất hút và nén phải nằm trong phạm vi cho phép và thay đổi khi máy làm việc đạt theo yêu cầu. 48 Khi tủ hoạt động dàn nóng phải nóng đều, hoặc sờ ống cao áp (từ dàn nóng tới van tiết lưu) thấy ấm; dàn lạnh bám tuyết đều và trên đương hút có đọng sương hoặc sờ ống thấp áp thấy lạnh. Không khí mát lạnh. 1.2. Xác định hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế Khi hoạt động một thời gian tủ lạnh có thể xuất hiện Độ lạnh kém, có thể là do một số nguyên nhân như sau: Thiếu gas; Do tắc ẩm; Do tắc bẩn một phần tại phin lọc; Dư gas; Do thermostat hoạt động không chính xác; Do dàn lạnh bám tuyết nhiều; Do hỏng bên trong block hoặc vỏ tủ không kín. Một số dạng hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế: 1. Độ lạnh kém - Tủ lạnh thiếu gas Hiện tượng: Thời gian làm lạnh dài. Dàn nóng chỉ hơi nóng chút ít. Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám. Đương ống hút về block không có đọng sương hoặc không mát (Sờ ống thấp áp chỉ hơi lạnh). Nếu đo Ilv của block thì thấy nhỏ hơn Iđm. Hình 4.1: Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có bám tuyết Nguyên nhân: Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn nóng hoặc dàn lạnh, trên đường ống hay tại các mối nối do hàn chưa kín. Kiểm tra bên ngoài, đặc biệt chú ý các mối hàn đồng/sắt, sắt/sắt, các chỗ uống ống. Tháo nắp dàn lạnh để kiểm tra bên trong. Cách khắc phục: 49 Thử kín tìm vị trí rò rỉ trên hệ thống gas và nạp lại gas. Cách 1: Cho block chạy, sau đó bôi xà phòng lên đương ống, dàn nóng và dàn lạnh ở đều có bọt xà phòng nổi lên ở đó bị thủng (thường ở dàn lạnh). Cách 2: Tìm vết dầu loang ở phía hạ áp. Lau sạch, cho block hoạt động và quan sát đương ống, dàn trao đổi nhiệt ở đâu có vết dầu lỗ thủng. Với những lỗ thủng ở đường ống và dàn nóng thí khắc phục bằng phương pháp hàn. Với những lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm thì khắc phục bằng phương pháp hàn nhôm hoặc dùng keo êbuxi dán kín lỗ thủng hay dùng cút nối cắt chỗ thủng làm loe bắt cút. Nếu đoạn ống nhiều chỗ thủng thì phải đi lại toàn bộ bằng ống đồng mới. Chú ý: nhiều chỗ hở của tủ lạnh chỉ có thể phát hiện với áp lực trên 10kg/cm2, do vậy sử dụng N2 là cần thiết. Trước khi nạp gas phải thay phin. 2. Độ lạnh kém – Do nạp gas quá nhiều Hình 4.2: Đường hồi bám tuyết Hiện tượng: Đường hồi về lock bám tuyết về tận đến sát block Nguyên nhân: Nạp gas dư Cách ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật máy lạnh Điều hòa không khí Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng Hệ thống máy lạnh dân dụng Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh Lắp đặt mạch điện Lập quy trình sửa chữa điệnGợi ý tài liệu liên quan:
-
141 trang 372 2 0
-
202 trang 361 2 0
-
70 trang 316 1 0
-
199 trang 292 4 0
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
72 trang 271 0 0 -
227 trang 245 0 0
-
Giáo trình Khí nén thủy lực (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
153 trang 221 0 0 -
86 trang 182 1 0
-
Hệ thống sưởi - thông gió - điều hòa không khí - Thực hành kỹ thuật điện - điện tử: Phần 1
109 trang 157 0 0 -
77 trang 125 0 0