Thông tin tài liệu:
CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một chứng chỉ nghề cơ bản về công nghệ mạng do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ cấp và được công nhận trên toàn thế giới. Tài liệu tham khảo giáo trình hệ tính CCNA - p3 này giúp các bạn có kiến thức chuyên sâu hơn về chứng chỉ CCNA
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hệ tính CCNA - p3
Bách Khoa Online: hutonline.net 140
Hình 6.3.5b
6.3.6. Trạng thái đường liên kết
Thuật toán chọn đường theo trạng thái đường liên kết (hay còn gọi là thuật toán
chọn đường ngắn nhất )thực hiện trao đổi thông tin định tuyến cho tất cả các
router khi bắt đầu chạy để xây dựng một bản đồ đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng
.Mỗi router sẽ gửi gói thông tin tới tất cả các router còn lại .Các gói này mang
thông tin về các mạng kết nối vào router .Mỗi router thu thập các thông tin này từ
tất cả các router khác để xây dựng một bản đồ cấu trúc đầy đủ của hệ thống mạng
.Từ đó router tự tính toán và chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích để đưa lên
bảng định tuyến .Sau khi toàn bộ các router đã được hội tụ thì giao thức định
tuyến theo trạng thái đường liên kết chỉ sử dụng gói thông tin nhỏ để cập nhật ,về
sự thay đổi cấu trúc mạng chứ không gửi đi toàn bộ bảng định tuyến .Các gói
thông tin cập nhật này được truyền đi cho tất cả router khi có sự thay đổi xảy ra
,do đó tốc độ hội tụ nhanh.
Do tốc độ hội tụ nhanh hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách
,nên giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết ít bị lặp vòng hơn .Mặc
dù các giao thức loại này ít bị lỗi về định tuyến hơn nhưng lại tiêu tốn nhiều tài
nguyên hệ thong hơn .Do đó chúng mắc tiền hơn nhưng bù lại chúng co khả năng
mở rộng hơn so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách .
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 141
Khi trạng thái của một đường liên kết nào đó thay đổi thì gói quảng bá trạng thái
đường liên kết LSA được truyền đi trên khắp hệ thống mạng .Tất cả các router
đều nhận được gói thông tin này và dựa vào đó để điều chỉnh lại việc định tuyến
của mình .Phương pháp cập nhật như vậy tin cậy hơn ,dễ kiểm tra hơn và tốn ít
băng thông đường truyền hơn so với kiểu cập nhật của vectơ khoảng cách .OSPF
và IS –IS là 2 giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết.
Hình 6.3.6a
Hình 6.3.6b
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 142
Tổng kết
Sau đây là các điểm quan trọng mà các bạn cần nắm được trong chương này:
• Router sẽ không chuyển gói tin nếu không tìm được đường tới đích
• Đường cố định là do người quản trị mạng cấu hình cho router
• Đường mặc định là một loại đặc biệt của đường cố định .Đường mặc định
là con đường cuối cùng cho router sử dụng khi không tìm được đường nào
tới đích
• Ta có thể sử dụng các lệnh sau để kiểm tra cấu hình của đường cố định và
đường mặc định :show ip router ,ping ,traceroute.
• Kiểm tra và xử lý sự cố liên quan đến đường cố định và đường mặc định .
• Các giao thức định tuyến
• Hệ tự quản
• Mục đích của giao thức định tuyến và hệ tự quản
• Các loại giao thức định tuyến
• Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách
• Đặc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết
• Quyết định chọn đường đi
• Cấu hình định tuyến
• Các giao thức định tuyến: RIP, IGRP, OSPF, EIGRP, BGP
• Hệ tự quản, IGP và EGP
• Định tuyến theo vectơ khoảng cách
• Định tuyến theo trạng thái đường liên kết
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 143
CHƯƠNG 7
GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO VECTƠ KHOẢNG CÁCH
GIỚI THIỆU
Giao thức định tuyến động giúp cho “cuộc sống“ của người quản trị mạng trở nên
đơn giản hơn nhiều. Nhờ có định tuyến động mà người quản trị mạng không còn
tốn thời gian để cấu hình đường cố định và chỉnh sửa lại chúng khi có sự cố. Với
định tuyến động, router có thể tự động cập nhật và thay đổi việc định tuyến theo sự
thay đổi của hệ thống mạng. Tuy nhiên định tuyến động cũng có những vấn đề của
nó .Trong chương này sẽ đề cập đến các vấn đề của giao thức định tuyến theo
vectơ khoảng cách và các phương pháp mà những nhà thiết kế sử dụng để giải
quyết những vấn đề này.
RIP (Routing Information Protocol) là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng
cách được sử dụng rộng rãi trên thế giới .Mặc dù RIP không có những khả năng và
đặc điểm như những giao thức định tuyến khác nhưng RIP dựa trên những chuẩn
mở và sử dụng đơn giản nên vẫn được các nhà quản trị mạng ưa dùng .Do đó RIP
là một giao thức tốt để người học về mạng bước đầu làm quen .Trong chương này
sẽ giới thiệu cấu hình RIP và xư lý sự cố đối với RIP .
Giống như RIP, IGRP (Interior Gateway Routing Protocol)cũng là một giao thức
định tuyến theo vectơ khoảng cách. Nhưng khác với RIP, IGRP là giao thức độc
quyền của Cisco chứ không phải là một giao thức dựa trên các chuẩn mở. IGRP
phức tạp hơn so với RIP, sử dụng nhiều thông số để chọn đường đi tốt nhất đến
đích nhưng IGRP vẫn là một giao thức sử dụng đơn giản .Trong chương này cũng
sẽ giới thiệu cấu hình IGRP và xử lý sự cố đối với IGRP.
Sau khi hoàn tất chương trình ,các bạn sẽ thực hiện được những việc sau :
• Mô tả được tai sao định tuyến lặp vòng lại xảy ra đối với định tuyến theo
vectơ khoảng cách .
• Mô tả được các phương pháp được sử dụng để đảm bảo cho các giao thức
định tuyến theo vectơ khoảng cách định tuyến đúng.
• Cấu hình RIP
• Sử dụng lệnh ip classless
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 144
• Xử lý sự cố của RIP
• Cấu hình RIPđể chia tải
• Cấu hình đường cố định cho RIP
• Kiểm tra cấu hình RIP
• Cấu hình IGRP
• Kiểm tra hoạt động của IGRP
• Xử lý sự cố IGRP
7.1. Định tuyến theo vectơ khoảng cách
7.1.1. Cập nhật thông tin định tuyến
Bảng định tuyến được cập nhật theo chu kỳ hoặ ...