Danh mục

Giáo trình hệ tính CCNA Tập 4 P6

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.31 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tin liên lạc bằng WAN WAN là một tập hợp các đường liên kết dữ liệu kết nối các router trong các LAN khác nhau. Vì lý do chi phí và pháp định nên chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc - viễn thông mới sở hữu các đường truyền dữ liệu của WAN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hệ tính CCNA Tập 4 P6 538 Hình 2.2.8.c. Cấu trúc mạng cable modem. 2.3. Thiết kế WAN 2.3.1. Thông tin liên lạc bằng WAN WAN là một tập hợp các đường liên kết dữ liệu kết nối các router trong các LAN khác nhau. Vì lý do chi phí và pháp định nên chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc - viễn thông mới sở hữu các đường truyền dữ liệu của WAN. Khách hàng thuê các đường liên kết này để kết nối các mạng LAN của mình hoặc kết nối đến các mạng ở xa. Tốc độ truyền dữ liệu trong WAN thường thấp hơn tốc độ 100 Mb/giây trong LAN. Chi phí thuê bao đường truyền là chi phí lớn nhất cho một mạng WAN. Do đó, việc thiết kế WAN phải đảm bảo cung cấp băng thông lớn nhất trong khả năng chi trả chấp nhận được. Đối với người sử dụng, việc cân đối giữa chi phí và nhu cầu dịch vụ tốc độ cao là một điều không dễ dàng. WAN truyền tải rất nhiều loại lưu lượng khác nhau như dữ liệu, thoại và video. Do đó thiết kế được đưa ra phải cung cấp đủ dung lượng, thời gian truyền đáp ứng được với yêu cầu của toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, người thiết kế còn phải quan tâm đến cấu trúc của mạng nối giữa các trung tâm với nhau, về đặc tính tự nhiên, về băng thông và khả năng của các kết nối này. 539 Mạng WAN cũ trước đây thường bao gồm các đường kết nối giữa các máy tính lớn (mainframe) ở cách xa nhau. Mạng WAN ngày nay kết nối các LAN ở xa lại với nhau. Tất cả các máy tính đầu cuối, server và router nằm trong cùng một phạm vi được kết nối với nhau thông qua LAN và WAN kết nối các router của từng LAN lại với nhau. Thông qua sự trao đổi thông tin địa chỉ lớp 3 router có thể định tuyến cho mọi luồng dữ liệu. Ngoài ra, router còn cung cấp chế độ quản lý chất lượng dịch vụ (QoS) cho phép định tuyến và chuyển mạch các luồng dữ liệu khác nhau với các mức ưu tiên khác nhau. WAN thường chỉ là tập hợp các kết nối giữa các router để liên kết các LAN với nhau, do đó không có dịch vụ nào thực hiện trên WAN. WAN hoạt động ở 3 lớp dưới của mô hình OSI. Router quyết định chọn đường đến đích cho dữ liệu từ thông tin lớp Mạng nằm trong gói dữ liệu rồi sau đó chuyển gói dữ liệu xuống kết nối vật lý tương ứng. 540 Hình 2.3.1.a. Mạng WAN trước đây và hiện nay. Hình 2.3.1.b. Các công nghệ WAN hoạt động ở 3 lớp dưới của mô hình OSI. 2.3.2. Các bước trong thiết kế WAN Thiết kế WAN là một công việc đầy thử thách, nhưng nếu thiết kế theo một cách có hệ thống thì chúng ta sẽ xây dựng được một mạng WAN có hiệu suất hoạt động cao với chi phí thấp. Mỗi khi cần thay đổi một mạng WAN đã có sẵn thì chũng ta nên đi theo các bước được đề nghị dưới đây trong phần này. 541 Chúng ta thường phải thay đổi mạng WAN mỗi khi cần mở rộng server WAN, công việc kinh doanh thực tế có sự thay đổi… Các công ty lắp đặt mạng WAN để thực hiện trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh. Mạng WAN này phục vụ cho toàn bộ hệ thống mạng của công ty. Chi phí bao gồm nhiều phần, ví dụ trong đó có chi phí cho thiết bị và cho việc quản lý đường truyền. Trong thiết kế WAN, chúng ta cần biết trong mạng WAN đó truyền những loại lưu lượng nào, từ đâu đến đâu. WAN có thể truyền tải nhiều loại dữ liệu khác nhau với yêu cầu băng thông, độ trễ và nghẽ mạch khác nhau. Hình 2.3.2.a. So sánh giữa các loại lưu lượng trong WAN. Chúng ta càn biết thông tin về các đặc điểm của mỗi loại lưu lượng trên mỗi hướng. Quyết định về những đặc điểm này tuỳ thuộc vào sự sử dụng của user. Việc thiết kế WAN thường là nâng cấp, mở rộng hoặc thay đổi một mạng WAN đã có sẵn. Do đó, có rất nhiều dữ liệu mà chúng ta cần đã có trong hồ sơ quản lý của mạng cũ. Các đặc điểm của lưu lượng mạng: • Kết nối và mức độ dòng lưu lượng. • Dữ liệu Client/Server. • Hướng kết nối hay không hướng kết nối. • Khả năng kéo dài thời gian trễ. • Khả năng hoạt động của mạng. 542 • Tỉ lệ lỗi. • Mức độ ưu tiên. • Loại giao thức. • Chiều dài trung bình của gói dữ liệu. Việc xác định vị trí các điểm cuối của kết nối sẽ giúp chúng ta xây dựng sơ đồ cấu trúc WAN. Cấu trúc này phải thoả mãn các điều kiện về địa lý cũng như các điều kiện hoạt động. Nếu điều kiện hoạt động đòi hỏi cao thì cần phải có thêm các kết nối để dự phòng và chia sẻ tải. Cuối cung, chúng ta phải quyết đình chi phí lắp đặt và hoạt động cho WAN, so sánh chi phí đó với những lợi ích mà WAN mang lại. Trong thực tế các bước được đưa ra dưới đây rất ít khi là một quá trình xuyên suốt liên tục. Sẽ có thể có nhiều thay đổi cần thiết trước khi kết thúc thiết kế. Sau khi lắp đặt WAN xong chúng ta cũng luôn phả theo dõi và đánh giá lại mạng WAN để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó. Hình 2.3.2.b. Các bước trong thiết kế WAN Xác định và lựa chọn dung lượng mạng như thế nào 543 Thiết kế WAN thực chất bao gồm các công việc sau: Lựa chọn cấu trúc kết nối giữa các vị trí khác nhau. Lựa chọn công nghệ cho các kết nối này sao cho phù hợp với yêu cầu của toàn bộ hệ thống và chi phí chấp nhận được. Có rất nhiều mạng WAN sử dụng cấu trúc hình sao. Khi tổ chức phát triển hơn, thêm một chi nhánh cần kết nối vào trung tâm thì khi đó triển khai thêm một nhánh cho cấu trúc hình sao. Đôi khi các điểm cuối của hình sao được kết nối chéo với nhau để tạo thành mạng lưới, tạo thêm nhiều khả năng kết nối. Khi thiết kế, đánh giá lại hoặc thay đổi mạng WAN chúng ta cần chọn ra một cấu trúc phù hợp với yêu cầu. Hình 2.3.3.a. Cấu trúc hình sao. ...

Tài liệu được xem nhiều: