Thông tin tài liệu:
CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một chứng chỉ nghề cơ bản về công nghệ mạng do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ cấp và được công nhận trên toàn thế giới. Tài liệu tham khảo giáo trình hệ tính CCNA - p5 này giúp các bạn có kiến thức chuyên sâu hơn về chứng chỉ CCNA
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình hệ tính CCNA - p5
Bách Khoa Online: hutonline.net 280
Chương 3: EIGRP
GIỚI THIỆU
Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP) là một giao thức định tuyến
độc quyền của Cisco được phát triển từ Interior Gateway Routing Protocol (IGRP).
Không giống như IGRP là một giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, EIGRP có hỗ
trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR – Classless Interdomain
Routing) và cho phép người thiết kế mạng tối ưu không gian sử dụng địa chỉ bằng
VLSM. So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt
hơn và khả năng chống lặp vòng cao hơn.
Hơn nữa, EIGRP còn thay thế được cho giao thức Novell Routing Information
Protocol (Novell RIP) và Apple Talk Routing Table Maintenance Protocol
(RTMP) để phục vụ hiệu quả cho cả hai mạng IPX và Apple Talk.
EIGRP thường được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu điểm của cả giao
thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và giao thức định tuyến theo trạng thái
đường liên kết.
EIGRP là một giao thức định tuyến nâng cao hơn dựa trên các đặc điểm cả giao
thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Những ưu điểm tốt nhất của OSPF
như thông tin cập nhật một phần, phát hiện router láng giềng…được đưa vào
EIGRP. Tuy nhiên, cấu hình EIGRP dễ hơn cấu hình OSPF.
EIGRP là một lựa chọn lý tưởng cho các mạng lớn, đa giao thức được xây dựng
dựa trên các Cisco router.
Chương này sẽ đề cập đến các nhiệm vụ cấu hình EIGRP, đặc biết tập trung vào
cách EIGRP thiết lập mối quan hệ với các router thân mật, cách tính toán đường
chính và đường dự phòng khi cần thiết, cácg đáp ứng với sự cố của một đường đi
nào đó.
Một hệ thống mạng được xây dựng bởi nhiều thiết bị, nhiều giao thức và nhiều loại
môi trường truyền. Khi một bộ phận nào đó của mạng không hoạt động đúng thì sẽ
có một vài người dùng không truy cập được hoặc có thể cả hệ thống mạng cũng
không họat động được. Cho dù trong trường hợp nào thì khi sự cố xảy ra người
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 281
quản trị mạng phải nhanh chóng xác định được sự cố và xử lí chúng. Sự cố mạng
thường do những nguyên nhân sau:
• Gõ sai câu lệnh
• Cấu hình danh sách kiểm tra truy cập ACL không đúng hoặc đặt ACL không
đúng chỗ
• Các cấu hình cho router, switch và các thiết bị mạng khác
• Kết nối vật lý không tốt
Người quản trị mạng cần tiếp cận với sự cố một cách có phương pháp, sử dụng sơ
đồ xử lý sự cố tổng quát. Trước tiên là kiểm tra sự cố ở lớp vật lý trước rồi mới đi
dần lên các lớp trên. Mặ dù chương này chỉ tập trung vào xử lý sự cố các họat động
của giao thức định tuyến ở Lớp 3 nhưng cũng rất quan trong cho các bạn khi cần
loại trừ sự cố ở các lớp dưới.
Sau khi hoàn tất chương này, các bạn sẽ thực hiện được những việc sau:
• Mô tả sự khác nhau giữa EIGRP và IGRP
• Mô tả các khái niệm, kĩ thuật và cấu trúc dữ liệu của EIGRP
• Hiểu được quá trình hội tụ của EIGRP và các bước họat động cơ bản của
thuật toán DUAL (Diffusing Update Algorithm)
• Thực hiện cấu hình EIGRP cơ bản
• Cấu hình đường tổng hợp cho EIGRP
• Mô tả quá trình EIGRP xây dựng và bảo trì bảng định tuyến
• Kiểm tra hoạt động của EIGRP
• Mô tả 8 bước để xử lý sự cố tổng quát
• Áp dụng tiến trình logic để xử lý sự cố định tuyến.
• Xử lý sự cố của họat động định tuyến RIP bằng cách sử dụng lệnh show và
debug.
• Xử lý sự cố của họat động định tuyến IGRP bằng cách sử dụng lệnh show và
debug
• Xử lý sự cố của họat động định tuyến EIGRP bằng cách sử dụng lệnh show
và debug
• Xử lý sự cố của họat động định tuyến OSPF bằng cách sử dụng lệnh show
và debug
3.1. Các khái niệm của EIGRP
3.1.1. So sánh EIGRP và IGRP
Cisco đưa ra giao thức EIGRP vào năm 1994 như là một phiên bản mới mở rộng
và nâng cao hơn của giao thức IGRP. Kĩ thuật vectơ khoảng cách trong IGRP vẫn
được sử dụng cho EIGRP
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 282
EIGRP cải tiến các đặc tính của quá trình hội tụ, họat động hiệu quả hơn IGRP.
Điều này cho phép chúng ta mở rộng, cải tiến cấu trúc trong khi vẫn giữ nguyên
những gì đã xây dựng trong IGRP
Chúng ta sẽ tập trung so sánh EIGRP và IGRP trong các lĩnh vực sau:
• Tính tương thích
• Cách tính thông số định tuyến
• Số lượng hop
• Họat động phân phối thộng tin tự động
• Đánh dấu đường đi
IGRP và EIGRP hoàn toàn tương thích với nhau. EIGRP router không có ranh giới
khi họat động chung với IGRP router. Đặc điểm này rất quan trọng khi người sử
dụng muốn tận dụng ưu điểm của cả hai giao thức. EIGRP có thể hỗ trợ nhiều lọai
giao thức khác nhau còn IGRP thì không.
EIGRP và IGRP có cách tính thông số định tuyến khác nhau. EIGRP tăng thông số
định tuyến của IGRP sử dụng thông số 24 bit. Bằng cách nhân lên hoặc chia đi 256
lần, EIGRP có thể dễ dàng chuyển đổi thông số định tuyến của IGRP
EIGRP và IGRP đều sử dụng công thức tính thông số định tuyến như sau:
Thông số định tuyến = [K1 * băng thông + (K2 * băng thông/(256 – độ tải)
+ (K3 * độ trễ)] * [K5/(độ tin cậy + K4)]
Mặc định: K1=1, K2=0, K3=1, K4=0, K5=0.
Khi K4=K5=0 thì phần [K5/ (độ tin cậy + K4)]trong công thức không còn là
một nhân tố khi tính thông số định tuyến nữa. Do đó, công thức tính còn lại
như sau:
Thông số định tuyến = băng thông + độ trễ
IGRP và EIGRP sử dụng các biến đổi sau để tính toán thông sô định tuyến:
Băng thông trong công thức trên áp dụng cho IGRP = 10 000 000 / băng
Tìm kiếm & download ebook: bookilook.com
Bách Khoa Online: hutonline.net 283
thông thực sự
Băng thông trong công thức trên áp dụng cho EIGRP = (10 000 000 / băng
thông thực sự) * 256
Độ trễ trong công thức trên áp dụng cho IGRP ...