Danh mục

Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 7

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 473.70 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu giáo trình hình thái giải phẩu học thực vật part 7, khoa học tự nhiên, công nghệ sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Hình thái giải phẩu học thực vật part 7 1353.3.1. Sự thụ phấn - Các hạt phấn là thể giao tử đực được bắt đầu phát triển ngay khichúng trong ở các túi bào tử bé: hạt phấn của Tuế, Bạch quả, Thông ...,chúng được phát tán ra ngoài để thụ phấn và một số ít trong chúng đượcthụ tinh. - Bào tử lớn luôn luôn nằm trong túi bào tử lớn, và tại đó phát triểnthành nguyên tản cái, do đó mà có tên là nội nguyên tản. Do thực vật chồi cành không có động bào tử, nên bào tử Quyếtcũng như hạt phấn thực vật Tiền hạt và Hạt trần, mỗi lần phát tán ra ngoài,chúng không có khả năng tự vận động. Sự phát tán thụ động của chúngphụ thuộc các yếu tố vật lý (trọng lực, nước, gió và các tác nhân sinh học(côn trùng, chim, thú). Ngoài ra trong khi thụ phấn, sự vận chuyển hạtphấn từ các túi phấn đến các noãn của ngành Hạt trần, đôi khi cũng có conngười tham gia. Ở thực vật Hạt trần thì sự thụ phấn đến rất sớm trước khi noãn phátdục, bởi vì sự thụ phấn xảy ra khi nội nhũ còn ở giai đoạn cọng bào, nóchưa kết thúc sự tăng trưởng. Vì vậy, các túi noãn còn chưa hình thành.Thụ phấn nhờ gió là rất bấp bênh và kèm theo sự hoang phí lớn vật chấtsống. Do đó, người ta xem thụ phấn nhờ gió là nguyên thuỷ. Trong số thựcvật như loài Bạch Quả (bộ Bạch quả) kiểu thụ phấn nhờ gió là điển hình,nhưng bộ Tuế như Encephalartos thụ phấn bởi sâu bọ có cánh. Cũng nhưthế, sự thụ phấn nhờ sâu bọ được biết rõ ở loài Welwitschia mirabilis. - Sự nẩy mầm của hạt phấn Thông (H.14): Ở các loài thông (họThông), trong các túi bào tử bé, các bào tử bé một nhân với hai bóng khí. Lầnphân chia thứ nhất, bào tử bé tạo ra tế bào gốc và tế bào lớn (c), lúc đó xảy rasự phát tán của hạt phấn ra ngoài, hạt phấn được giữ lại bởi giọt chất nhầy ởlỗ noãn và được dẫn vào tiếp xúc với phôi tâm, ở đây không có buồng phấn.Sự nảy mầm bắt đầu ngay, tế bào lớn phân chia cho ra tế bào chân nằm sát tếbào gốc và tế bào con. Tế bào con phân chia tạo ra tế bào sinh tinh và tế bàoống phấn. Lúc này, tế bào phấn đã phát dục hoàn toàn và ống phấn bắt đầu đivào phôi tâm. Khoảng hai tháng sau, tế bào đế và tế bào mẹ của giao tử hay tếbào sinh tinh sẽ dừng lại trong mùa đông. Sự tăng trưởng ống phấn trở lại vàomùa xuân và tiếp tục đi đến cổ túi noãn. Tế bào mẹ phân chia cho hai giao tử.Vì vậy, ngoài tế bào đế và nhân sinh dưỡng, ống phấn còn chứa hai giao tử(hình 14). Có lúc, nhờ vào các nhú của vỏ noãn hay phôi tâm mà hạt phấnđược giữ lại cũng giống như nuốm nhuỵ của Hạt kín. 136 Ống phấn của Hạt trần tương tự như vách túi tinh của Quyết nó sẽmở ra lúc thụ tinh. Cũng như hạt phấn của Tuế, Bạch quả, ống phấn củaHạt trần tăng trưởng chậm hơn nhiều (trung bình 15μm/ngày) so với ốngphấn của Hạt kín nhưng đường đi cũng ngắn hơn nhiều, vì rằng nó lá noãntrần. Ngoài ra, sự tăng trưởng của ống phấn bằng cách khuếch tán và phânnhánh trong suốt chiều dài của nó. f Hình 14. Sự chuyển từ bào tử bé sang hạt phấn nẩy mầm ở thôngCũng giống như sự phát triển của túi giao tử của Quyết, các giai đoạn khác nhau đượcbiểu thị bởi các chữ nhỏ và các vách phân bào thể hiện bởi các con số đóng ngoặc. Cácgiai đoạn từ b đến f cũng giống như các hình vẽ sự phát triển túi giao tử của Quyết -Xem sự giải thích trong sách. bs = tế bào gốc; P = Tế bào chân, g = tế bào phát sinhgiao tử; CS = tế bào đế; cmg = tế bào mẹ giao tử. tp = ống phấn.3.3.2. Sự thụ tinh của Thông Sự thụ tinh xảy ra trên cây, trong không khí. Ống phấn của Hạttrần, sau khi đi vào phôi tâm, nó tiếp tục mang các nhân đực vào kết hợpvới noãn cầu. Ngược với thụ tinh động, Hạt trần thụ tinh qua ống phấn.Ống phấn là tác nhân dẫn các giao tử, ở đây không còn nữa thụ tinh noãngiao (oogamia) mà là thụ tinh qua ống phấn (siphogamia) (H.15). Hình 15. Sự thụ tinh đơn ở Thông (Hạt trần) A= nhân noãn cầu và một nhân tinh trùng, trong tế bào chất của noãn cầu. B = hai nhân giao tử ở pha trước. C = chúng đã dung hợp và nhiễm sắc thể của chúng nằm ở đĩa xích đạo (ch = các nhiễm sắc thể; n = hạch nhân) 137 Đến noãn cầu, ống phấn của hạt phấn Thông trút ra nội chất củanó, nằm bên cạnh tế bào chất của giao tử cái. Một trong hai nhân của tinhtử xâm nhập sâu vào đến tận giao tử cái và kết hợp với nó. Nhân của hợptử phân chia ngay mà vẫn còn chưa qua giai đoạn nghỉ như ở Hạt kín.Nhân đực thứ hai, nhân sinh dưỡng và tế bào đế thoái biến nhanh, nó hoàntoàn không tham gia vào sự thụ tinh. Do vậy, thụ tinh của Hạt trần là thụtinh đơn.3.3.3. Sự hình thành phôi Hạt trần và mối quan hệ giữa thể giao tử và thểbào tử Noãn cầu được thụ tinh xảy ra trên thể giao tử (nội nhũ). Hợp tửphát triển ngay trên nội nhũ và kí sinh tạm thời trên chúng. Mối quan hệcủa thể bào tử với thể giao tử rất ngắn, chỉ xảy ra ở giai đoạn phôi và giaiđoạn nảy mầm thành cây con. Chúng ta sẽ nghiên cứu sự phát sinh phôi Thông (hình 16). Tiềnphôi ở giai đoạn cọng bào 4 nhân của Thông, các nhân của chúng dichuyển xuống cực dưới hợp tử, trong vùng xa nhất kể từ cổ của túi noãn.Chúng tiếp tục phân chia và ngăn các vách thành một tầng 4 tế bào và đạtđược tiền phôi có cấu tạo 4 tầng, mỗi tầng 4 tế bào, như vậy giai đoạn tiềnphôi được cấu tạo từ cao đến thấp như sau (H.16):Hình 16. Sự phát triển phôi bộ ThôngA-D = Sự hình thành tiền phôi (mỗi tầng 4 tếbào hay 4 nhân)E = Dây treo sơ cấp (s) bắt đầu dài raF= Sự chẽ dọc thành 4 phôi; G= các phôitách ra( r=hình hoa thị); s và s1 = Các tế bào dâytreo sơ cấp; s và s2 = tế bào dây treo thứ cấp;a = các tế bào ngon phát sinh phôi , em = cácphôi ...

Tài liệu được xem nhiều: